TEDxMekong – Ông Francis Hùng – Sức mạnh của sự chính trực trong kinh doanh

TEDxMekong – Ông Francis Hùng – Sức mạnh của sự chính trực trong kinh doanh
Translator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Vào tháng 11 năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Và có một anh chàng thanh niên sau khi tốt nghiệp tại trường

TEDxMekong – Ông Francis Hùng – Sức mạnh của sự chính trực trong kinh doanh

Translator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Vào tháng 11 năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Và có một anh chàng thanh niên sau khi tốt nghiệp tại trường đại học không kiếm được việc làm. Cho nên anh ta đi tới một đoàn xiếc gặp ông chủ đoàn xiếc và nói: “Tôi muốn có một công việc ở đây.” Ông chủ đoàn xiếc nói: “May cho anh, bởi vì con khỉ trong chuồng mới chết. Thôi giờ anh đóng vai con khỉ được không?” Anh này mừng quá, vì có công việc trong lúc kinh tế đang khủng hoảng. Anh ta nói: “Được!” Rồi buổi biểu diễn ngày hôm sau, anh diễn rất tốt vai trò con khỉ của mình. Khán giả cứ ném tiền vào vì tưởng đây là con khỉ thật.

Diễn được ba ngày, khán giả bắt đầu chán vì thấy con khỉ sao có vài trò làm đi làm lại hoài. Ông chủ đoàn xiếc mới họp kín, nói rằng: “Anh phải diễn một trò cực kì rùng rợn, kịch tính để thu hút khán giả tới.” Anh này mới trả lời: “Dạ, được rồi sếp. Hôm nay em không diễn trong chuồng của em nữa mà em sẽ qua chuồng sư tử để em diễn.” bắt đầu quảng cáo: “Hôm nay có một con khỉ diễn trong chuồng sư tử.” Khán giả đổ xô tới xem kín . Trong lúc anh ta đang cao hứng diễn, leo trèo và nhào lộn rất hấp dẫn thì không may trượt tay té xuống đất. Con sư tử gầm gừ tiến tới. Anh này quên mất mình đang giả khỉ, hét lên: “Có ai không, cứu tôi với!” Con sư tử đặt một chân lên ngực anh ta và nói: “Câm mồm! Mất việc cả đám bây giờ.” Các bạn thân mến, điều mà tôi đang chia sẻ với các bạn đó là sự chính trực trong kinh doanh.

Khi quảng cáo đây là đoàn xiếc thú thì khán giả sẽ mong đợi được xem những con thú thật biểu diễn chứ không phải là thú giả. Các bạn đã lường trước được hậu quả khi khán giả phát hiện ra, hậu quả đối với đoàn xiếc và uy tín của nó. Đó là câu chuyện mang tính tham khảo. Bây giờ tôi muốn chia sẻ một câu chuyện khác xảy đến với tôi. Và tôi ra nói điều này, có lẽ các bạn sẽ biết được tôi đang đề cập tới vấn đề gì. Bao nhiêu người trong chúng ta ở đây có sử dụng internet ở nhà? Rồi, cám ơn các bạn. Cách đây khoảng 3 tháng, một nhân viên kinh doanh của một đơn vị cung cấp dịch vụ internet, quảng cáo dịch vụ cáp quang, tiếp cận với tôi.

Tôi thấy cũng hấp dẫn, vì đường truyền cáp quang tốc độ cao. Tôi đồng ý vì lúc đó, tôi không hài lòng với chất lượng đường truyền hiện tại lắm. Anh này nói về hàng loạt những quyền lợi, ích lợi khi sử dụng đường truyền cáp quang này và tất cả những chương trình khuyến mãi, từ việc tặng đầu xem truyền hình qua internet cho tới những chương trình giảm giá 4050%. Và cuối cùng tôi hỏi anh chàng tư vấn đó rằng: “Trong trường hợp tôi ngưng hợp đồng thì tôi sẽ bị phạt như thế nào?” Anh ta nói: “Khi anh ngưng hợp đồng thì chỉ đền bù chi phí lắp đặt 2 triệu thôi.” Tôi nói: “Được rồi, vậy thì tôi kí hợp đồng”.

Các bạn biết hợp đồng sử dụng internet có rất nhiều điều khoản chi chít nhỏ ở dưới, mà lỗi của tôi là không đọc kĩ hợp đồng đó khi kí. Sau khi xài khoảng 3, 4 tháng thì tôi nghĩ dịch vụ này cũng không khác biệt là mấy. Tôi yêu cầu thay đổi dịch vụ để giảm cước phí, trong lúc tình hình khủng hoảng thì cắt được chi phí doanh nghiệp thì cắt. Câu trả lời từ phía đó là: “Nếu anh ngưng hợp đồng, ngoài việc đền bù công lắp đặt, sau đây là hàng loạt những chi phí anh phải trả.” Tôi hỏi: “Chi phí gì?”, thì anh ta nói: “Thứ nhất, những món đồ tặng, nếu trước đây là miễn phí, thì bây giờ nó có giá trị bằng tiền. Anh phải trả cái đó.

Đó là điểm đầu tiên. Thứ hai là những chương trình khuyến mãi, ví dụ tôi giảm cho anh 40% cước phí, anh đã xài bao nhiêu tháng thì nó lại biến thành tiền và anh phải trả cái đó. Tất cả những gì tặng và khuyến mãi đều biến thành tiền và trở thành điều khoản phạt khi anh ngưng hợp đồng giữa chừng.” Tôi nói: “Đúng, cái này là lỗi của tôi thật, nhưng tôi hỏi bạn một câu là khi tôi hỏi về vấn đề điều khoản đó tại sao bạn không tư vấn rõ cho tôi.” Bạn này trả lời: “Em được huấn luyện để nói về những phúc lợi và ích lợi khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Và anh cũng thấy trong hợp đồng, điều khoản này rất nhỏ, cho nên trách nhiệm của anh là phải đọc kĩ trước khi kí.” Đúng, tôi phải đọc kĩ trước khi kí. Tôi không nói đây là lỗi của bạn.

Nhưng ở đây xuất phát từ cái tâm và sự chính trực của một chuyên viên tư vấn. Rõ ràng các bạn cũng thấy rằng lợi ích ngắn hạn khi kí một hợp đồng không thể so sánh được với kết quả dài hạn của sự chính trực. Giả sử như công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ internet này in rất to những trách nhiệm của khách hàng, và nhân viên tư vấn nói một cách rất trung thực và đầy đủ: “Khi anh ngưng , đây là hậu quả anh phải trả.” thì rõ ràng nó sẽ hình thành sức mạnh thương hiệu ở sự chính trực. Bán hàng vì quyền lợi của khách hàng và công ty, tổ chức này là vì quyền lợi của công ty, tổ chức hay vì quyền lợi của khách hàng.

Hai câu chuyện trên tôi chia sẻ dưới góc độ tổ chức kinh doanh, dưới góc độ là độ chính trực của họ như thế nào. Bây giờ tôi sẽ chia sẻ một câu chuyện thật dưới góc độ của khách hàng. Trong vấn đề kinh doanh, khởi nghiệp, nói về phía công ty, tổ chức không chưa đủ chúng ta phải đề cập đến sự chính trực của khách hàng nữa. Có một hôm tôi đi uống cà phê ở một quán tương đối sang trọng ở quận 7. Máy lạnh mát mẻ, một buổi trưa hè nóng bức. Khi tôi đang ngồi uống cà phê, tôi quan sát từ cửa có một cặp vợ chồng đi vào. Hai người ngồi xuống, nhân viên phục vụ đưa menu tới, người vợ chọn một ly nước uống.

Rồi nhân viên phục vụ đưa menu sang cho người chồng, người chồng lắc đầu không chọn. Hai người tiếp tục trò chuyện, một lúc sau, khoảng 10 phút, tôi thấy một người bước vào, xách theo một ly nhựa đựng cà phê đá, tức là cô này bán cà phê đá ngoài đường, vô đưa cho người chồng. Người chồng móc túi 10 nghìn đồng để trả cho ly cà phê đá này. Rồi rất tự nhiên anh ta lấy chai nước đường trên bàn của quán chế vào thêm và ngồi thưởng thức ngon lành. Theo menu trong quán, một ly cà phê đá có giá 50 nghìn. Còn ly cà phê ngoài đường chỉ có 10 nghìn. Ở đây tôi nói dưới góc độ sự chính trực của khách hàng.

Kinh doanh là trò chơi mang tính “fair game”.. Nếu chúng ta yêu cầu tổ chức kinh doanh, công ty, tập đoàn thể hiện sự chính trực,. nhưng khách hàng chúng ta luôn tìm cách để “cheat” công ty, luôn tìm cách lừa đảo. thì sẽ không hình thành được môi trường kinh doanh mang tính lành mạnh.. Đó là một câu chuyện thật xảy ra.. Một câu chuyện nữa tôi chưa kiểm chứng được độ thật.. Có một người đàn ông bước vào ngân hàng.. Các anh chị biết, hiện nay mặc dù kinh tế đang khó khăn. nhưng ngân hàng luôn có lời.. Người đàn ông bước vào và hỏi chuyên viên cho vay:. “Có phải là tôi có thể vay bất kì số tiền nào,. miễn sao giá trị hoặc tài sản tôi thế chấp. cao hơn số tôi vay là ok đúng không?”. Chuyên viên tín dụng trả lời: “Đúng, về nguyên tắc là như thế.”. nói: “Kể cả khi tôi muốn vay nhiều hoặc vay ít đều đúng?”.

Thì chuyên viên tín dụng trả lời: “Đúng như vậy.” Anh ta nói “Bây giờ tôi muốn vay 1 đô la.” Chuyên viên tín dụng ngạc nhiên, nhưng vì vừa nói là bất kì số tiền nào nên mới hỏi: “Anh thế chấp bằng cái gì?” Anh này móc từ trong túi ra một xấp ngân phiếu trị giá 500 nghìn đô để thế chấp cho khoản vay 1 đô. Chuyên viên tín dụng mới ngạc nhiên: “Tại sao anh sử dụng tài sản quá lớn để thế chấp cho khoản vay này?” nhưng buộc vẫn phải làm hợp đồng cho vay. Sau khi hai bên kí và đóng dấu xong tất tần tật thì người khách hàng mới nói: “Sở dĩ tôi làm như thế là bởi vì tiền thuê tủ sắt ở ngân hàng, phí họ tính quá cao cho việc giữ xấp ngân phiếu trị giá 500 nghìn đô này, nên tôi sử dụng cái này để vay 1 đô la, nên phí của tôi chỉ là 1 đô la cho cả năm.

Rõ ràng cái đó cũng thể hiện góc độ của sự chính trực trong kinh doanh. Bốn câu chuyện, hai chuyện hư cấu và hai chuyện thật để tôi chia sẻ với các bạn, đặc biệt ở đây tôi quan sát thấy 80% khán giả ở đây là sinh viên từ các trường đại học chuẩn bị ra trường hoặc vừa ra trường. Tất cả những nguyên tắc kinh doanh và các bài học kinh doanh trong trường, chúng ta học về đạo đức rất nhiều. Nhưng khi ra trường, có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với những điều rất khác với những lí tưởng trong trường mà chúng ta đề ra. Nhưng khảo sát cũng cho thấy, vào năm 2008, đại học Harvard sau khi khảo sát đưa ra một bản báo cáo là trong vòng 50 năm qua, có 78% các công ty thuộc top phát triển nhất thế giới, họ đề cao sự chính trực.

Và điển hình như một số thương hiệu chúng ta cũng thấy, bất kì lỗi sản phẩm nào xảy ra, họ sẵn sàng trả giá rất cao để đền bù cho khách hàng. Ví dụ như Toyota có lỗi sản xuất một dòng xe Camry thì họ thiệt hại hàng trăm triệu đô la để đền bù cho khách hàng và thu hồi dòng sản phẩm đó lại. Tôi chưa thấy bất kì tập đoàn hay công ty kinh doanh nào đứng hàng đầu thế giới mà thiếu đi sự chính trực. Sự chính trực thể hiện trong từng nguyên tắc của tổ chức, từng tầm nhìn, từng sứ mệnh cho đến cách hành xử của nhân viên. Đặc biệt là tại các nước phát triển. Tôi may mắn được làm việc cho ba tập đoàn hàng đầu thế giới trong ngành du lịch và khách sạn.

Cho nên cái mà người ta quan trọng nhất đó là sự chính trực. Nhân viên lúc nào cũng phải thật. Có một câu tiếng Anh mọi nhân viên đều nằm lòng, đó là: “You shall know the truth and the truth will set you free.” Trong bất kì tình huống nào, sự thật luôn giải phóng chúng ta. Sức mạnh của sự chính trực áp dụng vào tổ chức và cá nhân đều phát huy. Có thể về ngắn hạn chúng ta trả giá một ít cho việc giữ được sự chính trực, nhưng về dài hạn chúng ta sẽ gặt hái được điều đó. Sức mạnh của sự chính trực thể hiện ở điều đó. Và sức mạnh của sự chính trực còn áp dụng cho công ty dưới góc độ kinh doanh.

Steven Covey con, tôi gọi con vì ông này là con của Steven Covey cha, trong cuốn “Tốc độ của niềm tin” có nói một câu rất hay: “Khi lòng tin bị giảm sút thì chi phí tăng cao.” “Khi lòng tin bị giảm sút thì chi phi tăng cao.” Chúng ta không tin người yêu của chúng ta, chúng ta gọi điện thoại liên tục có phải là chi phí tăng cao không? (Tiếng vỗ tay) Dưới góc độ kinh doanh, chúng ta không tin cho nên phát sinh những bản cam kết với hàng loạt các dấu đóng của cơ quan có thẩm quyền có phải là chi phí công chứng tăng không? Lời nói và giấy tờ của chúng ta phải đi đôi với nhau Tại sao lòng tin trong xã hội chúng ta hiện nay được xem là kém nhất, nó thuộc hàng top trên thế giới về sự kém lòng tin.

Chúng ta đi ra bến xe, chúng ta đi ra bến tàu, thấy một người phụ nữ, hai tay xách đồ nặng, chúng ta muốn giúp, “Để tôi giúp cho”, thì bà này lập tức ngước lên nhìn chúng ta “Không biết thằng này nó có xách đi luôn không?” Trong khi hành vi ứng xử này tại các nước phát triển được xem là hết sức thông thường và bình thường trong việc giúp đỡ người khác. Tác hại của sự thiếu chính trực xuất phát từ nền tảng, tôi thích câu của ông Hopstaken hồi nãy nói: “Nếu chúng ta quét nhà, phải quét từ trên xuống.” Quét từ trên xuống tức là chúng ta, các bạn ở đây, là những nhà lãnh đạo trong tương lai.

Sự chính trực ở đây sẽ thể hiện, dù các bạn làm chính trị hay kinh doanh, đây là yếu tố không thể thiếu. Như thế, làm cách nào để có thể xây dựng được sự chính trực? Đối với cá nhân và tổ chức, nó thể hiện ở tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, và các chương trình triển khai để ứng dụng nó vào cuộc sống. Và người ta không thỏa hiệp với bất kì điều gì vi phạm đến giá trị cốt lõi của cá nhân, tổ chức đó. Tất cả những lỗi kĩ thuật của nhân viên ở các tập đoàn lớn có thể được bỏ qua, nhưng nếu chỉ cần nói dối, lừa đảo, thì ngay lập tức cho dù người nhân viên này có kĩ năng cao như thế nào, có bất kì chuyên môn gì mà người khác khó cạnh tranh, vẫn bị sa thải.

Đó là nguyên tắc. Tổng thống Bill Clinton khi nói dối về vụ bê bối với Monica Lewinsky, ông đã phải trả giá rất đắt và suýt mất chức tổng thống nếu không nhận được sự tha thứ của Quốc hội vào lúc đó, trong tình hình và bối cảnh lúc đó, cho dù anh là tổng thống, anh đã phấn đấu cả đời. chỉ một lời nói dối. Bài học chúng ta rút ra ở đây dưới góc độ quốc gia, khi có sự chính trực, quốc gia đó sẽ cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế. Còn dưới góc độ công ty, rõ ràng đó là một thương hiệu mạnh. Dưới góc độ cá nhân, đó là một thương hiệu cá nhân mà mọi người đều muốn hợp tác. Thời buổi hôm nay, người ta hay đề cập thuật ngữ gọi là “thế giới phẳng”.

“Thế giới phẳng” ở đây có nghĩa là hành vi và ứng xử của các bạn online và offline phải tương thích. Chúng ta không thể quảng cáo những giá trị rất tốt online rồi offline chúng ta hành xử khác. Trước khi hợp tác với doanh nhân nào, trước khi làm ăn với một doanh nghiệp nào, người ta thường lên Google để search. Bây giờ câu trả lời là, hình ảnh chúng ta xây dựng đó khi search cho ra kết quả gì. Những lời phê bình, chỉ trích của cộng đồng đối với cá nhân và doanh nghiệp đó hay là những lời khen tặng. Điều này thể hiện rất rõ trong thời buổi kinh doanh ngày nay. Các bạn lưu ý, đòi hỏi việc xây dựng sự chính trực cho cá nhân bởi vì từ cá nhân chúng ta sẽ đi lên tổ chức.

Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và một bản lĩnh rất lớn bởi vì chúng ta sẽ phải đối mặt với những điều người khác xem là bình thường. Điều mà nói sai, làm sai, họ làm riết cái đó hóa thành đúng. Cho nên khả năng phân biệt giữa điều đúng và sai là một khả năng cần phải có dưới góc độ khởi nghiệp hay chúng ta muốn phát triển trên con đường nghề nghiệp đó. Tôi chia sẻ với các bạn những bài học này vì bản thân tôi khởi nghiệp từ vị trí nhân viên lễ tân trong khách sạn và sau 15 năm làm việc cho 3 tập đoàn, tôi thăng chức 9 lần và trở thành giám đốc khu vực của cả tập đoàn quốc tế. Điều mà tôi học được duy nhất vẫn còn vận dụng cho tới ngày hôm nay, đó là sự chính trực.

Bất kì lúc nào, hồ sơ của tôi mà không đảm bảo được tiêu chuẩn này thì toàn bộ sự nghiệp đã đi. Nó đi rất sớm. Cho nên, đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, luôn rất thao thức. Dưới góc độ tổ chức, họ nói với tôi, bây giờ xây dựng sự chính trực khó quá, hành xử chính trực khó quá. Tôi nói, đa số doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta hay sử dụng một thủ thuật để đóng thuế ít đi, đúng không? Chúng ta kê chi phí lên nhiều, về mặt trước mắt chúng ta có thể có được một khoản lợi nhỏ. Nhưng về mặt lâu dài khi chúng ta có nhu cầu bán doanh nghiệp đó đi, việc thẩm định giá trị một thương hiệu căn cứ không chỉ vào doanh thu mà còn số lượng thuế đã nộp cho chính phủ là bao nhiêu.

Lật cuốn sổ kế toán ra, lúc nào cũng lỗ, nhưng mà lại lời thật. Rõ ràng đó là một bài học để chúng ta thấy rằng doanh nghiệp Việt Nam chúng ta chưa có những thương hiệu lớn mang tầm quốc tế và doanh nhân Việt Nam chúng ta khi hợp tác với nước ngoài thì nước ngoài luôn dè chừng. Bức ảnh hồi nãy của giáo sư Hopstaken, tôi rất thích ở chỗ là doanh nhân rất dễ hứa và cam kết trên bàn nhậu, nhưng mà vài bữa sau gọi lại, “Hôm đó xỉn quá nên nói vậy thôi chứ cái này cũng khó lắm.” Chúng ta thấy rõ ràng đó là vấn đề chúng ta không thể theo số đông. Nếu chúng ta muốn sự khác biệt, chúng ta muốn xây dựng một danh hiệu mạnh, một công ty mạnh, buộc chúng ta phải khác biệt.


https://youtu.be/iWOxvGJbav8TEDxMekong – Ông Francis Hùng – Sức mạnh của sự chính trực trong kinh doanh
Translator: An Bình Nguyễn Reviewer: Ai Van Tran Vào tháng 11 năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Và có một anh chàng thanh niên sau khi tốt nghiệp tại trường

Leave a Comment