Nghiệp Cứ Trả Phước Cứ Làm Đạo Cứ Tu – TT. TS. Thích Chân Quang
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa trên Ni sư, quí Ni sư. Hôm nay thì chúng ta có cái duyên lành về đất Vũng Tàu, cái vùng đất của lịch sử, vùng đất của du lịch, mà cũn
Nghiệp Cứ Trả Phước Cứ Làm Đạo Cứ Tu – TT. TS. Thích Chân Quang
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa trên Ni sư, quí Ni sư. Hôm nay thì chúng ta có cái duyên lành về đất Vũng Tàu, cái vùng đất của lịch sử, vùng đất của du lịch, mà cũng là vùng đất của tâm linh. Tại từ xưa vậy, tự nhiên hội tụ chùa, am về đây rất là nhiều. Vào cái thuở ban đầu thì bên Phật giáo Nguyên Thủy Nam tông về trước, sau đó là Bắc tông Khất sĩ cũng kéo về đầy hết, không biết tại sao như vậy. Cái duyên như là một cái khu đất tâm linh đặc biệt. Nhà thờ cũng nhiều, cũng hoành tráng. Nên đất đây đất tu, cái đất mũi. Hồi đó ở Sài Gòn ai mà đi ra chơi Vũng Tàu là xịn lắm rồi đó. Hồi đó chỉ có khu vui chơi, du lịch này thôi, nghỉ mát này ra đây thôi.
Sau này ta mới mở thêm qua bên Long Hải rồi bây giờ qua tới Xuyên Mộc, lần lần ra tới Bình Thuận, có nhiều lựa chọn hơn, nhưng mà hồi xưa thì Vũng Tàu vẫn là số 1. Hồi đó cái Thích Ca Phật đài cũng rất là nổi tiếng. Thích Ca Phật đài cũng khoảng năm sáu mấy, lúc đó có Đại đức Narada, ông đến ông cúng một viên xá lợi Phật trên đó. Lúc mà an trí viên Xá Lợi đó hào quang sáng rực lên. Rồi Đại đức mới nói từ đây khu vực Vũng Tàu tới Sài Gòn này không bao giờ bão nữa. Mà đúng như là lời ấn chứng của Ngài, của Hòa thượng. Hồi nhỏ Sư Phụ nhớ, cứ nghe thông báo bão học sinh phải nghỉ học, nhưng rồi không có, bão tạt đi mất.
Chỉ có một lần năm 2 ngàn lẻ, hình như lẻ 7, 6 hả, 8 hay gì đó, 8 hả? Bão nó tạt ngang, mà tạt ngoài bìa thôi, ven bờ biển thôi chứ không vô tới trong này. Thì có một số cũng hư hại mà ven theo bờ biển, đổ từ Bình Thuận xuống Phước Hải, ven xéo qua đây chút rồi đi luôn. Cũng biết cái sự linh thiêng đó, một lần đó mà khi bão đánh vào Đà Nẵng á tan nát hết Thầy mới nói: Đà Nẵng mà muốn yên xây cái tượng Phật. Cũng hay sao ông Nguyễn Bá Thanh ổng xây cái tượng Bồ Tát Quan Âm rất là lớn ở ngoài đỉnh núi bãi Bụt nhìn ra biển, Đà Nẵng cũng yên luôn. Thành thử ra bão là cái gì thì ta không hiểu nhưng có vẻ cũng kính nể Phật Pháp lắm.
Hễ nơi nào mà có chùa có tượng đẹp, lòng người thành kính tu hành tự nhiên bão cũng dạt đi, né qua chỗ khác. Giống như bão biết suy nghĩ và nó cũng biết tu vậy đó chứ không phải không, bão cũng biết tu. Cho nên vì vậy là: Không có việc chi khó, chỉ sợ lòng không bền, dời núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên. Ta nói không có bão gì khó hết trơn á, chỉ sợ lòng không bền thôi há. Ráng tu mà ngồi thiền, niệm Phật thì bão cũng đi hết, không sao hết, quyết chí rồi rồi bão cũng đi luôn, cho nên ta nhớ như vậy. Thì cái tu tâm linh nhiều khi người ta nói là không khoa học, không giải thích được, kệ họ, Thầy cười nhất là cái câu nói này.
Có nhiều người, ví dụ bây giờ nghe một hiện tượng lạ thì người ta không biết giải thích thế nào thì người ta đưa ra một số đồn đoán. À nói: Đây chắc là có thế giới tâm linh. Ví dụ như những cái camera an ninh trên khắp thế giới. Tại vì bây giờ thời đại hôm nay người ta hay để camera để người ta theo dõi nhà cửa của họ. Lúc không còn ai thì camera nó cứ quay thôi, nó cứ thu hình nó ghi vào trong băng, nó ghi, nó lưu vào bộ nhớ. Thì lúc không có ai hết thì ma bắt đầu nó quậy, kéo cửa, kéo bàn, nó đập, nó làm quậy tá lả hết trơn. Thì khi mà đem ra, đây là bằng chứng không có ai sửa nha, phim còn nguyên.
Thì cứ giải thích, nhiều người không giải thích được, rồi họ mới nói: Vậy chắc là ma, chắc là các vong. Thì nhiều người mới nói một câu là: Nói ma là một cái gì không có bằng chứng khoa học. Cứ nói cái câu là không có bằng chứng khoa học. Đó là một cái câu mà kiêu ngạo và hẹp hòi nhất. Vì sao vậy? Bởi vì khoa học là gì? Khoa học là không biết hết mọi điều trong vũ trụ mà chỉ đang biết dần dần thôi. Khoa học chỉ là cái gì biết dần dần, biết thêm chút nữa, mỗi ngày biết thêm chút, mỗi ngày biết thêm chút, mà cả cái vũ trụ bao la này khoa học chưa hề biết hết. Cho nên có nhiều chuyện khoa học không giải thích được.
Mà hễ cái gì khoa học không giải thích được cái phủ nhận, phủi nó qua một bên, không nghe, không chấp nhận. Đó là cái sự kiêu ngạo và hẹp hòi của những người mà tự cho mình là khoa học. Cho nên trên thế giới này còn nhiều điều khoa học không biết, thì ta phải mở lòng để đón nhận cái chân lý. Cho nên cái hiện tượng vong, hiện tượng ma cũng là một trường hợp như vậy. Nói ví dụ thế này: Cách đây khoảng mấy mươi năm thì các nhà khoa học tin chết tin sống rằng vũ trụ bắt đầu từ một vụ nổ. Mà người ta gọi là vụ nổ big bang, nổ cái bùm cái từ từ vang ra ngoài vũ trụ. Thì từ xưa tới giờ, cũng mấy chục năm qua Thầy đi giảng là Thầy phản đối cái đó dữ dội, Thầy cũng chứng minh đủ thứ là nó trật, vũ trụ không bao giờ là như vậy.
Thì có một mình Thầy nói vậy thôi, còn cả thế giới này cứ nói big bang, mở miệng cứ big bang vũ trụ nổ. Cho tới ngày hôm nay, cách đây khoảng 2 tháng bắt đầu các nhà khoa học có những tuyên bố mới: Nghĩ rằng là chưa chắc vũ trụ bắt đầu từ bằng một vụ nổ. Đúng như Thầy đã nói nhiều năm trước. Rồi người ta sẽ hỏi: Nếu mà Thầy nói vũ trụ không bắt đầu từ big bang, vậy vũ trụ từ đâu? Thầy sẽ trả lời câu này trong một bài giảng có cái tựa là “Nhìn vào vũ trụ” ở trên chùa Phật Quang. Khi nào Thầy giảng bài đó mời mọi người lên nghe. Khi ta đến với Phật Pháp, ta bước vào một cái thế giới, một đạo lý, một lý thuyết nó vượt hơn khoa học rất nhiều lần.
Khoa học cứ đi từng bước chậm chậm, chậm chậm. Ta bước vào một cái thế giới kỳ vĩ, lạ lùng mà khoa học vẫn chỉ là một phần ở trong đó. Trong cái mà đặc biệt của đạo Phật, vừa như gần gũi mà vừa như xa xôi, đó là Luật nhân quả nghiệp báo. Gần gũi là vì sao? Là vì ngay ông bà tổ tiên ta đã cảm nhận rằng, cảm nhận bằng sự quan sát thực tế kinh nghiệm, cảm nhận bằng trực giác, bằng đạo đức, bằng lương tâm rằng: Ai gieo gì gặt nấy, ở hiền gặp lành. Các vị quan sát cả cuộc đời của mình dù chưa biết kiếp trước kiếp sau vẫn thấy rằng hễ cái người mà họ ác rồi cho có là múa may quay cuồng bao nhiêu năm, cuối cùng vẫn là có cái kết không có hậu, thấy đó.
Hoặc là có thể là cái người đó vẫn còn, khi chết vẫn còn giàu sang sung sướng, nhưng chắc chắn tới đời con tan, tan vỡ hết, chắc chắn tới đời con cháu là lụn bại hết. Và ông bà mình vẫn rút ra rằng nó vẫn là nhân quả. Cho nên cái nhân quả tuy không chứng minh được, nhưng bằng sự quan sát, sự cảm nhận, bằng lương tâm, bằng đạo đức thì ông bà mình đã chấp nhận luật nhân quả. Vì vậy ta gọi luật nhân quả rất là gần gũi với tâm tình của ta, của con người. Nhưng mà nói xa là sao? Bởi vì khoa học không chứng minh được. Mà nói chừng nào chứng minh được? Bao nhiêu năm chứng minh được? Thầy nói là có thể vĩnh viễn không chứng minh được.
Trừ, cho tới cái ngày mà khoa học tìm ra được tới cái trường bản thể của vũ trụ. Mà nếu sau này Thầy giảng cái bài mà nhìn vào vũ trụ Thầy sẽ nói cái này. Vũ trụ này là sự kết hợp của nhiều loại trường, môi trường. Thôi hôm nay không nói nữa, hôm nay nói nữa điên à, nói ngang đó thôi. Cho nên cái luật nhân quả nằm ở một cấp độ rất cao của vũ trụ. Cho nên khoa học còn rất lâu mới tới được, tìm tới được cái quy luật, cái giềng mối của luật nhân quả. Cho nên ta yên tâm rằng còn rất lâu, rất xa khoa học mới chứng minh được luật nhân quả, nghiệp báo thiện ác. Cái gì thì có lẽ từ từ khoa học sẽ tìm ra dần, tìm ra dần, nhưng riêng cái luật nhân quả nghiệp báo, tức là một người làm điều ác gây khổ chúng sinh, sau này sẽ trả lại cái quả báo tương xứng.
À thì cái quy luật đó còn lâu lắm, lâu lắm khoa học mới tìm tới. Cho nên ta gọi là, luật nhân quả là một điều rất xa xôi đối với con người. Thì nơi cái đạo lý của nhân quả vừa hết sức gần gũi mà cũng vừa hết sức xa xôi đó. Cái may mắn là người Phật tử chúng ta, ta chấp nhận, ta tin tưởng và ta tìm hiểu như một điều, một định đề bắt buộc phải có, không cần chứng minh, cái hay của ta là vậy. Nói là một cái định đề không cần phải chứng minh là sao? Đó là thế này, trong toán học nó có một cái phạm trù gọi là định đề, mà đã là định đề thì chỉ có chấp nhận, không chứng minh. Nhớ lại giùm Thầy: Trong toán học có một phạm trù gọi là định đề.
Mà định đề là gì? Là giống như định lý nhưng không chứng minh được. Biết nó đúng, nhưng không chứng minh được, chỉ chấp nhận mà thôi, chấp nhận suông, giống như ta tin, mà thôi. Thì ở đây, ta đến với đạo Phật cũng vậy. Cho tới cái ngày mà chứng minh được luật nhân quả còn rất xa. Cho nên vì thế ngày hôm nay đối với những người đệ tử Phật chúng ta thì luật nhân quả vẫn là một định đề. Một định đề nghĩa là một chân lý không thể chứng minh được mà chỉ có chấp nhận mà thôi. Cái may cho ta là ta chấp nhận được cái định đề này, vì định đề đó là chân lý của vũ trụ, cái may cho ta. Cũng giống như cái may của các nhà khoa học là đã chấp nhận được cái định đề Euclid toán học và từ đó họ dựng lên cả một hệ thống khoa học mênh mông luôn.
Nếu họ không chấp nhận cái định đề Euclid đầu tiên của hình học, thì ta không có cái hệ thống khoa học ngày hôm nay. Cái gì cũng mờ mờ, nói dạ chưa chứng minh được, chưa chứng minh được. Nhưng mà để có thể chứng minh được họ phải bắt đầu từ một định đề không chứng minh được. Hôm nay Thầy nói cái này hơi dài dòng và thầy muốn quí Phật tử nghe cho kỹ, hiểu cho kỹ, nhớ cho kỹ cái điều Thầy đang nói này. Để làm chi? Để về khi mà ta gặp lại những cái người mà bắt bẻ vấn đề về tâm linh, cái này chưa chứng minh được. Mình đủ sức trả lời, nha, đủ sức trả lời, dù là mình trước đây học, có thể mình có thể chưa học nhiều.
Hoặc là cái người đã học nhiều nhưng hôm nay Thầy đang nói điều này và thầy muốn rằng các Phật tử phải hiểu cho kỹ cái lý luận của ngày hôm nay. Thầy nói lại một lần nữa nha, nói lại lần nữa. Và các Đạo tràng về phân tích, thảo luận cái điều này, cho ai nấy cũng phải giỏi về chỗ này hết mà đi nói chuyện với mọi người. Thứ nhất, thế này, khoa học là cái gì? Là những điều logic, hợp lý, chứng minh được. Chứng minh được trên lý thuyết và trên thực nghiệm. Tức là trên lý thuyết nói như vậy thì trong thực tế phải chứng minh cho ra. Ví dụ như nói rằng là hai góc đối nhau của một đường chéo cắt qua hai đường song song thì phải bằng nhau, bằng nhau như là góc đối đỉnh.
Thì lý thuyết nói vậy rồi nhưng phải kẻ ra đo thực tế, trên thực tế thấy đúng như vậy luôn. Đó là lí thuyết đúng, thực nghiệm đúng, vì đó là những điều được chứng minh. Nhưng tất cả những điều mà được chứng minh của khoa học thì phải bắt đầu bằng một định đề không chứng minh được, là định đề Euclid. Nhớ dùm Thầy cái câu này để mà đi mà thuyết phục thiên hạ nha. Ví dụ như nói là cái này sao không đúng với khoa học, cái này khoa học chưa chứng minh được. Thì ta trả lời rằng: Xin lỗi bạn, khoa học là những điều chứng minh được, nhưng tất cả những điều mà chứng minh được của khoa học đều phải bắt đầu bằng một điều không chứng minh được là định đề Euclid.
Khi bắt đầu mà ta học lớp 6 phải học định đề đó liền rồi mới học được hình học, đại số vân vân. Nếu không chấp nhận cái định đề Euclid không chứng minh được thì ta không có hệ thống toán học ngày hôm nay. Thì đạo Phật của chúng tôi cũng vậy. Đạo Phật của chúng tôi là tất cả mọi điều cái gì hết sức là đạo đức, nhân bản, hợp lý, logic và chứng minh được. Cũng vậy, tất cả những điều hợp lý đó, những điều logic, những điều chứng minh được đó, những điều đạo đức lương tâm đó cũng bắt đầu từ một định đề không chứng minh được là là luật nhân quả, nhớ dùm thầy. Nên tất cả đệ tử Phật của chúng ta phải thuộc lòng cái lý luận này để nói chuyện với thiên hạ, nha.
Từ một điều không chứng minh được là luật nhân quả. Rồi sau đó nếu ai hỏi luật nhân quả thì ta bắt đầu mới nói tiếp. Luật nhân quả là sao? Là gieo nhân gì gặt quả đó trong cái thiện ác chứ không phải là cái nhân quả bình thường. Tại trong cái vũ trụ này, trong thế giới này thì nhiều loại nhân quả. Có một cái loại nhân quả dễ thấy nhất là loại nhân quả nông nghiệp, phải không ạ? Gieo cái hột me thì sẽ lên cây đu đủ phải không? Ra trái là phải ra trái me là vậy, đúng vậy. Đó là luật nhân quả trong nông nghiệp. Rồi luật nhân quả trong cái gì? Trong cái gì nữa? Luật nhân quả trong vật lý. Ví dụ như khi ta nung nước tới 100 độ C thì nước sẽ sôi.
Cái hệ quả nó là phải như vậy. Khi ta hạ nhiệt độ xuống 0 độ thì nước sẽ đông lại thành đá, nó vậy. Rồi khi mà virus xâm nhập ta thì ta sẽ sốt, ví dụ vậy. Đó là những cái nhân quả trong cái thế giới vật lý, trong y học, trong nông nghiệp đều cũng có nhân quả hết. Nhưng mà riêng cái luật nhân quả mà đạo Phật nói là nhân quả nghiệp báo, nhân quả sự báo ứng của thiện ác. Nhớ như vậy, nha, ta nhớ. Chứ nói nhân quả mênh mông thì nhiều loại nhân quả, nhân quả trong nông nghiệp, nhân quả trong y học, nhân quả trong vật lý. Và có một nhân quả của luật pháp nữa. Luật pháp nữa nghĩa là, ví dụ anh cướp người ta, anh trộm người ta thì làm sao? Cái hệ quả là gì? Là công an bắt được thì phải bỏ tù, tòa án xử bỏ tù.
Đó cũng là một nhân quả mà nhân quả của xã hội, của luật pháp. Nhân quả của xã hội, luật pháp gì nữa? Là anh đi xâm lược người ta thì nhân dân người ta sẽ vùng lên đấu tranh để giành lại độc lập, đó là nhân quả của xã hội. Còn cái nhân quả mà đạo Phật nói thì nó trùm hết luôn tất cả mọi loại nhân quả trong đó để trở thành cái sự báo ứng của thiện ác. Ở trong đây nó liên quan tới nỗi khổ, niềm vui, nó liên quan tới cái hạnh phúc và cay đắng của con người. Nghĩa là sao? Nghĩa là chúng sinh trong cái pháp giới vũ trụ này đều bị chi phối bởi hai cái cảm thọ khổ và vui. Đói thì ta khổ, no thì ta? Nhỏ thì vui chứ già mà no mệt, nhưng mà, đại khái no vui.
Không có tiền thì ta khổ, có tiền thì ta giấu, phải không? Đại khái vậy, vui. Khi ta bịnh hoạn thì ta khổ, ta khỏe mạnh thì ta đi chơi, đại khái rồi vui. Đó là khổ vui, khổ vui, khổ vui, cứ vậy, chuyện khổ vui. Và cái cảm thọ khổ vui này chi phối kiếp người, chi phối tâm tình, chi phối cuộc sống, chi phối hết cái động cơ sống của con người. Con người ta lúc nào cũng vậy, tránh cái khổ để tìm cái vui, nhớ như vậy, tránh khổ tìm vui. Còn thế nào là khổ, thế nào là vui là một chuyện khác nữa hôm nay ta không nói à. Chứ mà nói thế nào là khổ, thế nào là vui thì mình xin phép Ni sư cho mình ở đây 3 tháng mới giảng hết thế nào là khổ, thế nào là vui? Sợ Ni sư không có cơm nuôi, nên hôm nay ta không nói, nhưng mà đại khái thế này, cái khổ cái vui tạo thành động lực, ý nghĩa của cuộc sống.
Mãi mãi chúng ta cứ tránh khổ mà tìm vui. Tại sao hôm nay ta đi nghe pháp ở chùa Vạn Phước đây? Vì nó vui, vui không cà? Vui không? À nói đi chùa hôm nay thôi kệ lâu lâu đi Vũng Tàu chơi luôn cho vui. Rồi nghe Thầy giảng chắc nó cũng vui, mà nếu mà nghe mà không hay thì mình ngủ nó cũng ngon. Đại khái, cái nào cũng lợi cả. Nên tụi con đã lựa một chỗ ngồi dựa cột không ai nhìn thấy, nhìn xuống không thấy, chỉ nghe, mà nếu Thầy nói nghe có gì khó hiểu thì ngủ luôn, mà nghe vui vui thì vỗ tay, đại khái vậy đó, ai vỗ tay thì mình mở mắt ra, nói chung đường nào cũng lợi, cho nên vui. Tránh khổ tìm vui là động cơ của cuộc sống.
Và bây giờ cái nhân quả nó hình thành ở chỗ khổ vui này. Ta gây cho ai cái cảm giác khổ thì nó thành một cái nghiệp để dành đó, rồi sau này ta cũng sẽ làm sao? Sẽ bị trở lại đúng cái cảm giác khổ đó xảy ra cho mình. Mà thường là có lãi, gây một thì phải trả một trăm, một nghìn. Ta tạo cho ai cái cảm giác vui thì nó tạo thành cái phước. Sau này cái báo ứng nó cũng trở lại, đem lại cho ta nhiều cái điều vui vẻ, hạnh phúc như thế. Như vậy, cho nên nếu ai hỏi ta luật nhân quả của đạo Phật là gì? Thì nhớ đây, hôm nay Thầy nói từng bước nha, nhớ mà trả lời. Nói rằng: Dạ thưa quí vị, kính thưa quí vị, phải kính đàng hoàng, luật nhân quả có nhiều loại.
Nhân quả của nông nghiệp, nhân quả của vật lý, của y học, của luật pháp, của xã hội, nhưng ở trong đạo Phật thì luật nhân quả là chuyên về cái thiện ác báo ứng. Họ nói: Ủa thiện ác báo ứng là gì? Thì mình mới nói tiếp: Thiện ác báo ứng nghĩa là thế này, nghĩa là chúng sinh trên cuộc đời này, sống là bị chi phối bởi cái động cơ của khổ và vui, lúc nào cũng phải tránh khổ mà tìm vui. Và khi ta đánh vào cái khổ vui của chúng sinh thì tạo ra nhân quả báo ứng, nha. Hễ ta làm cho chúng sinh khổ thì ta mắc tội, mắc nghiệp. Ta gây cho chúng sinh vui, hạnh phúc thì ta được phước. Đó là nhân quả thiện ác báo ứng mà Đức Phật nói, đạo Phật nói.
Chứ còn nhân quả thì rất là nhiều loại khác nhau. Nghe tới đây hiểu chưa ạ? Rõ chưa? Rõ vậy đó. Đó mình học đạo mình phải giỏi cái lý thuyết như vậy để nói chuyện với người ta. Cho nên cái bài hôm nay giảng coi vậy chứ nó cũng hơi chuyên môn, nó giống như một bài giảng dành cho một giảng sư vậy, nha, cái lý luận rất là chặt chẽ. Thì nếu mà người ta nói là luật nhân quả khoa học chưa chứng minh được, thì mình nói tiếp làm sao? Hồi nãy Thầy nói rồi, nói: Cái này khoa học chưa chứng minh được, thì ta nói rằng là khoa học là tất cả những điều chứng minh được, phải không? Những điều logic chứng minh được.
Và tất cả những điều chứng minh được đó đều bắt đầu bằng một điều không bao giờ chứng minh được là định đề Euclid. Vì vậy, chúng tôi cũng vậy. Vô số những cái đạo lý, lý thuyết, đạo đức, logic chúng tôi tất cả đều chặt chẽ chứng minh được hết và cũng vậy, cũng đều dựa trên một cái định đề không chứng minh được là luật nhân quả. Mình nói tới đó rồi người ta phải xin bái phục, xin bái phục. Đó, bây giờ ở đây là mình thuyết phục được người ta tin nhân quả rồi phải không? Thì bây giờ là bắt đầu nói cái đường tu, cái lẽ sống của một người đệ tử Phật đều gì? Đều dựa trên cái trí tuệ mà hiểu biết về nhân quả.
Tất cả chúng ta không bao giờ chạy lạc ra ngoài cái này hết, không bao giờ. Nghĩa là mỗi một lời nói, mỗi một tính toán, mỗi một chương trình, kế hoạch, việc làm của ta thì không bao giờ có một giây phút nào mà rời khỏi cái suy tư, cái tư duy về luật nhân quả. Hễ làm cái gì một cái, nói cái gì một cái, đều cân nhắc coi cái thiện cái ác của nó như thế nào? Nếu mà thấy rằng mình nói cái câu này nó thành cái tội, thì làm sao? Nín liền, sám hối liền, không dám. Còn nếu mình tính nói cái gì, làm cái gì mà thấy nó tạo thành phúc, thì nói liền. Đó là người đệ tử Phật quanh năm, suốt tháng, từng giờ, từng phút chỉ cân nhắc điều đó để sống, để nói, để làm, để suy nghĩ.
Lúc nào cũng cân nhắc trên luật nhân quả. Nên ai mà hiểu luật nhân quả tới mức độ tinh tế, sâu xa thì cái cuộc sống họ càng lúc càng chuẩn xác, đạo đức, mẫu mực, cẩn thận, chi li, tế nhị. Và Thầy vừa nói cái chữ tế nhị là sao? Là khi mà một người hiểu cái luật nhân quả sâu xa thì biết rằng họ không dám làm điều ác, biết rằng họ sẽ cố gắng làm điều thiện, nhưng mà tới mức độ trở thành tế nhị là như một cái người hết sức là văn minh, lịch sự. Cho nên cái người mà hiểu nhân quả trở nên, trở thành một cái người mà giao tiếp giỏi, mặc dù họ không cố ý. Cho nên cái người mà được học về giao tiếp, về tiếp tân, về ngoại giao thì họ cũng rất giỏi giao tiếp.
Ví dụ bây giờ ta làm một người ta đứng bán hàng ở trong cái nhà hàng thì ta được học về giao tiếp phải không ạ? Thấy khách tới là làm sao? Chào ông, chào bà à. Hôm nay ông bà đi mấy người? Chúng tôi rất vui ông bà đến đây. Đây, có ghế này đây, ông bà có đặt ghế trước chưa, đặt bàn chưa? Nếu chưa thì thôi đây còn, mời ông bà đến đây. Nói đon đả ân cần phải không ạ? Thì đó là ta được học. Nhưng mà một cái người biết nhân quả không cần học. Ví dụ mấy em đứng ngoài đó, mấy em thanh niên đứng ngoài cửa, khi thấy một người mà đứng lớ ngớ, lớ ngớ nhìn bảng chùa là lại ân cần mời vào, dạ còn ghế ở trong, mời. Cũng y chang như một cái người mà đang bán ở cái nhà hàng, khách sạn vậy.
Là vì sao vậy? Vì, không được đào tạo, mà bởi vì nhân quả. Biết rằng là mình một lời mời mọc ân cần của mình để người ta vào chùa, người ta nghe Pháp, thì đó là người ta được ích lợi về giáo Pháp, mình được cái ích lợi về cái phúc, về công đức. Cho nên hiểu điều đó rồi, mình rất là ân cần, tế nhị. Cho nên người ta nói: Trời cái chùa mấy em thanh niên nó dễ thương quá ha, mình tới nơi cái nó đón từ ngoài cửa, nó dắt xe, nó mời mọc ân cần. Sao mà đào tạo hay quá hả? Thật ra không có đào tạo, mà chỉ bởi vì khi hiểu nhân quả tới mức độ đó rồi thì người ta trở nên tế nhị, người ta cân nhắc, cẩn thận trong từng lời ăn, tiếng nói, từng chút một.
Không cần đào tạo mà tới cái sự cư xử đã biến thành tinh vi, tế nhị, mà ta gọi là lịch sự, đó vậy. Còn cái tổng quát là cư xử cho nó đạo đức, tử tế, nó thiện là trong cái điều thiện. Nhưng mà nó tinh vi rồi thì bắt đầu nó trở thành tinh tế, trở thành tế nhị trong từng chút một, từng cái ánh mắt, từng cái nụ cười, từng cái lời nói. Từng ánh mắt, từng nụ cười là sao? Tức là khi nhìn ai không bao giờ để đôi mắt mà in hình viên đạn, nhìn ai cũng cố gắng gởi vào đó một cái gì? Một chút yêu thương. Để làm chi vậy? Thay vì cứ phải nói: I love you, I love you, thì thôi để con mắt nói dùm. Tức là cũng là một sự ban tặng, sự yêu thương với tất cả mọi người.
Khi mình bước vô chùa, một cái người đó họ bước vô chùa cũng vậy, cái mình nhìn thấy họ cái là đôi mắt mình ứa lên một chút tình yêu thương, để cái người kia họ cảm nhận rằng: À, ở trong đây là nơi có tình thương. Tại nhiều khi họ không tiếp mình nhưng họ nhìn đôi mắt đầy thiện cảm. Chỉ đôi mắt thôi là người kia họ yên tâm họ vô chùa rồi, là họ thấy à trong chùa này không có khủng bố, chùa này có mấy tại nhìn đôi mắt biết liền, phải không ạ? Đó chỉ đôi mắt thôi, hoặc là vừa mới gặp chào cái, cái người kia họ nhìn mình họ mỉm cười, vì biết rằng phải cười để cho mọi người yên tâm, để mọi người họ yên tâm mà tới chùa.
Và trong suốt cuộc sống, rời khỏi chùa cũng vậy. Trong cuộc sống này bắt đầu tự nhiên họ hiểu rằng họ phải mỉm cười với mọi người, họ hiểu rằng họ phải nhìn mọi người với đôi mắt yêu thương. Và họ hiểu rằng hễ có lời nói nói ra thì lời nói phải gì? Cũng đầy sự ái ngữ trong đó, vì nó là nhân, là quả, là tội, là phúc. Cho nên ở đây là khi một người mà hiểu được nhân quả sâu xa rồi thì cái cuộc sống của người đó nó không thể là ác, là cái thứ nhất. Tiến xa hơn là nó tràn đầy điều thiện. Tiến xa hơn nó trở thành tử tế từng chút. Tiến xa hơn bắt đầu nó tinh tế như là một sự lịch sự vậy. Nhưng mà nó không phải lịch sự của bổn phận, mà cái lịch sự đó nó thật lòng từ lòng từ bi yêu thương như lời Phật dạy.
Nên ta hiểu nhân quả sâu xa rồi ta thành tựu từ từ cái nhân cách như thế. Như hồi sáng nay chùa mình làm cái lễ cưới. Thì hai gia đình này cứ hẹn chùa rất là nhiều lần vì Thầy cứ đi vắng mà họ nói đợi Thầy về họ mới làm lễ cưới, cho nên Thầy chỉ rảnh được buổi sáng nay, chiều nay Thầy qua đây giảng rồi Thầy đi về Sài Gòn để mai đi ra Bắc luôn. Thì họ quyết chờ, quyết chờ, cho nên thôi đành phải xếp mọi việc hết để sáng nay Thầy làm cái lễ cưới. Thì khi Thầy bước lên thầy giảng Thầy nhìn xuống cô dâu chú rể. Thì Thầy nhìn cái ánh mắt cô dâu, nhìn ánh mắt chú rể, Thầy mới phát hiện cô dâu là Phật tử đã lâu, cái ánh mắt của cô dâu nhìn chùa, nhìn Thầy rất là thân tình, nó như quen thuộc.
Chú rể thì nhìn hơi lạ. Nên cái câu đầu tiên mà Thầy giảng Thầy mới hỏi: Con ở đâu tới mà con dụ một Phật tử của Thầy? Con khôn quá vậy? Con khôn quá đi, con lựa một người mà Thầy đã dạy bao năm nay, rất là đạo đức, rất là ngoan ngoãn, rất là đoan chính. Rồi con bưng về làm vợ con, sao con khôn quá vậy? Cái nó cười. Sư Phụ nói đùa nhưng mà để hiểu rằng là khi mà người ta hiểu Phật Pháp rồi thì tâm hồn người ta thay đổi, người ta tốt dần, tốt dần lên. Mà tốt tới mức độ nhẹ nhàng, thanh thoát, tử tế, tinh vi, tế nhị. Khi ta hiểu nhân quả dần dần thì cái cuộc sống mình lúc nào cũng lấy cái luật nhân quả ra để điều chỉnh, để giữ gìn, để kiểm soát cái đời sống của mình trong từng cái ý nghĩ, lời nói, việc làm.
Và bắt đầu trong từng cái gì? Cái ánh mắt, nụ cười, cử động của tay, cử động của chân. Nói: Là sao Thầy? Cử động của chân là sao Thầy? Cử động của chân là ví dụ không bao giờ mình nằm hay ngồi mà gác chân lên cao ngang đầu, ngang mặt người khác, đưa về mặt người khác. Cho nên cái võng là cái nơi mà tiêu diệt hết mọi công đức của chúng sinh. Thường thường ta nằm võng ta kê cái chân lên cao, phải không ạ? Đó, nhất là ta nằm trong nhà ta kê cái chân ra ngoài đường, mà nhất là mình nằm gần gần cho xe qua lại mình đứng nhìn. Tất cả mọi người đi qua trên đường trong ngày đó là bị mình đưa, đạp bàn chân vô mặt hết, nên bao nhiêu phước mình đổ xuống sông sạch hết, cẩn thận từng cái bàn chân.
Còn cẩn thận cái tay là gì? Cẩn thận cái tay là cái cử chỉ nơi tay đừng có bày tỏ cái sự mà thiếu tôn trọng người khác. Ví dụ như mình chắp tay thì cái đôi tay đó chấp nhận được, mình mời người ta thế này, chấp nhận được, còn mà chỉ chỉ vầy vầy là cái này là không xài được. Xin lỗi nha, Thầy ví dụ thôi chớ không phải là chỉ ai. Đó, những cái đó phải cẩn thận. Hoặc là từng cái cử động của tay, cử động của chân, từng cái ánh mắt đều cẩn thận hết. Nghĩa là khi hiểu luật nhân quả rồi thì toàn bộ con người ta từ trong tâm cho tới bên ngoài, từ cái ánh mắt, cái nhìn, tay chân nhúc nhích gì cũng phải được cái trí tuệ đó kiểm soát, bởi vì nhúc nhích cái thành tội.
Ví dụ một người họ đến chùa, mình trừng mắt họ nhìn một cái, nghĩa là làm mất đạo tâm của họ phải hai, ba tháng. Nếu không có người mà gở ra họ không tới chùa đó nữa. Chỉ cần cái đôi mắt mình nhìn mà hơi dữ một cái thôi. Cho nên khi mà người hiểu đạo rồi về phải luyện cái gì? Luyện đôi mắt. Đứng trước gương nhìn, mình cứ nhìn mình sửa đôi mắt từ từ, sửa đôi mắt từ từ, bắt đầu nó nhìn nó dịu dàng, yêu thương, trìu mến, ngọt ngào, đẹp đẽ. Về ráng tập nha, về ráng đứng trước gương mà tập đôi mắt giùm Thầy trước. Rồi kế đến là tập cái gì? Nụ cười, cười thấy chưa đẹp, nhích qua bên nay chút xíu, nhích lên chút xíu, chỉnh qua chỉnh lại, nhìn cái gương, bắt đầu nhìn thấy nó duyên dáng, nó rộng lượng, nó tử tế thì giữ cái tạo hình đó mà đi đâu cũng cười, nha.
Mới đầu người ta thấy người ta tưởng mình hơi man man, cũng được, nhưng lâu ngày nó thành nụ cười đẹp luôn vậy, không sao. Nhớ như vậy. Nhớ như vậy. Nghĩa là cẩn thận hết đời sống của mình vì ta được cái gì? Ta được cái trí tuệ hiểu về luật nhân quả điều chỉnh, kiểm soát ta hết. Đó, cái người hiểu đạo là như vậy cho nên từ từ hoàn hảo. Một bậc Thánh là gì? Cũng là như vậy. Một bậc Thánh là gì? Là từng vi tế hạnh đều hợp với đạo đức, vậy thôi. Mà hợp với đạo đức là gì? Là tạo nên cái phúc trong luật nhân quả, vậy thôi chớ không có gì hết. Nhưng mà các vị Thánh họ trí tuệ hơn ta gấp bội lần, nên họ tinh tế hơn ta gấp bội lần, vậy thôi.
Thì ta tu riết ta cũng tới đó, vậy thôi. Thầy nói vòng vòng nãy giờ là Thầy giảng cái bài gì cà? Hả? Hỏng biết. Nãy giờ là Thầy đi dạo vòng vòng ngoài phố, bây giờ bắt đầu mới vào đề tài. Cái tựa đề của bài hôm nay là: “Nghiệp cứ trả, phước cứ làm, đạo cứ tu”, bài hôm nay nó dài dòng vậy đó. Mà do nãy giờ Thầy vòng vòng nhiều quá rồi đó nên nó cũng sắp hết giờ. Nghiệp cứ trả, phước cứ làm, đạo cứ tu, cái đề tài nó gồm 3 vế trong cái câu này: Trả nghiệp, làm phước thì tạo thêm và đạo cứ tu tập. Ta sẽ nói từng vế. Nghiệp cứ trả là sao? Tức là do trước khi biết Phật Pháp thì ta không biết được luật nhân quả, không biết thế nào là chấp ngã hay là vô ngã, không biết điều nào là điều thiện, điều nào là điều ác, không biết đúng, không biết sai.
Nên vì vậy ta có tạo một mớ tội cũng hơi nhiều nhiều, đúng không ạ? Đừng có nói là: Không, con không bao giờ làm gì sai nha. Đừng có nói câu đó, thế nào cũng có, mình vô minh mà. Nên cái mà vì ta không hiểu nhân quả kỹ cho nên ta đã gây tội mà mình không biết đó là tội, thì gọi là vô minh là vậy đó, cho nên ta không trách. Quả báo thế nào cũng phải trả, nhưng mà trách thì Thần Thánh không trách ta. Trên chư Phật, chư Bồ Tát không trách ta vì biết rằng tội nghiệp, chúng sinh là vô minh, tăm tối, cho nên các Ngài thương. Nhưng mà Phật thương thì thương, còn điều tội ta đã tạo thì ta cũng phải trả, không tránh đâu được.
Đó, cái đau là chỗ đó. Cái đau của ta là, không giống như tòa án, nói: Dạ, tại em này nó là vị thành niên nó không biết, cho nên thôi tòa xét xử khoan hồng. Cho nên tòa nói rằng: Ờ, đúng rồi, cái này nó không biết cho nên thôi tòa khoan hồng cho còn hưởng án treo. Con người thì có suy nghĩ như vậy nhưng luật nhân quả không suy nghĩ như vậy. Luật nhân quả không biết mấy tuổi, 3 tuổi không biết, 5 tuổi không biết, 15 tuổi, 25 tuổi, ông già 75, không biết. Hễ làm cái điều khổ cho người khác thì trả quả báo sòng phẳng. Nhưng mà về khía cạnh Thần Thánh thì trên chư Phật, chư Bồ Tát có xót thương chúng ta, vì chúng ta vô minh, không hiểu đó là tội, vậy thôi.
Nhưng trả thì vẫn phải trả. Mà khi ta trả nghiệp thì có dễ chịu không? Có dễ chịu không? Không chút nào, vì ta đã gây khổ cho người khác nhiều quá. Bây giờ thấy đứa bé sinh ra nó mồ côi, tự nhiên thấy ai lượm được đứa bé dây rốn còn đỏ hỏn nằm khóc, kiến cắn. Lật đật người ta bưng vô bịnh viện chăm sóc, sau đó rồi coi có ai xin thì cho, hoặc là không, đưa vô cô nhi viện. Hoặc là không nữa thì kiếm cái chùa nào như chùa Vạn Phước để ngoài cổng. Thì người ta tính như vậy. Thì mình thấy tội, nói: Trời, nhìn đứa bé dễ thương quá mà sao ai đành lòng mà bỏ. Thì nguyên nhân bỏ ta không biết được, nhưng ta biết chắc một điều đứa bé này kiếp trước cũng hơi quậy, không chạy tránh đường nào được, kiếp trước cũng hơi quậy.
Kiếp trước cũng sao? Cũng vì một lý do gì đó, không biết cố ý hay bởi sự tàn nhẫn, hay là vì hoàn cảnh bắt buộc cũng đã khước từ đứa con của mình, cũng đã khước từ đứa con của mình, cũng đã không chăm sóc nó rồi. Thì cái mà khước từ đó thì ta không biết là vì lý do là bạc ác, lạnh lùng hay là hoàn cảnh, không biết, nhưng quả báo phải trả, kiếp này mẹ đẻ ra rồi bỏ bên cạnh thùng rác, bỏ đi luôn, không còn cách nào khác. Thì ta nhìn mặt đứa bé thì ta sẽ đánh giá tạm thời. Ví dụ mặt đứa bé tương đối nó tốt, nó sáng thì hiểu rằng ngày xưa vì hoàn cảnh mà nó phải khước từ đứa con của nó. Mà không phải một lần, không phải một đứa, có khi phải năm bảy đứa à.
Cho nên bây giờ phải mồ côi, bị bỏ ra và không tìm lại được người thân của mình. Nhưng mà vì hoàn cảnh, vì gương mặt nó có vẻ nó sáng, phúc hậu, chớ không phải người ác. Nhưng mà nếu bồng đứa bé lên nhìn mặt nó xấu, vẻ khắc nghiệt, thì yên tâm một điều rằng kiếp xưa nó cũng khước từ những đứa con của nó bởi vì nó lòng nó bạc ác, tệ bạc. Thì ta yên tâm một điều nữa, bây giờ có đem vô bịnh viện chăm sóc, rồi có gởi cho ai nuôi đó, chuỗi ngày còn lại của nó chỉ là những chuỗi ngày đau khổ mà thôi, vì đời xưa nó bạc ác quá. Đó là nhân quả, không cách nào tránh được. Nhớ, khi ta trả quả thì không hề dễ chịu chút nào cả, không hề dễ chịu, tất cả đều là đau khổ.
Mà bây giờ ta biết đạo rồi, và ta cũng biết rằng là trong quá khứ xưa vì vô minh ta cũng đã lỡ tạo nghiệp rồi và quả báo sẽ phải đến. Thì cái người đệ tử Phật của ta quan niệm rằng: Thôi thì nghiệp cứ trả. Dùng cái chữ cứ có nghĩa là chấp nhận, chịu đựng, không nãn lòng, cái chữ cứ đó, nghiệp cứ trả có nghĩa là không nãn lòng, nghiệp cứ trả. Nhưng ta biết rằng trả nghiệp là điều không dễ chịu, không dễ chịu chút nào. Thì ở đây cái chỗ mà cứ trả, chủ trương cứ trả, quan niệm cứ trả của một người đệ tử Phật, nó khác với một người trốn nghiệp, không chịu trả là chỗ nào? Thầy nhắc lại, cái khác nhau của thái độ của một người đệ tử Phật biết đạo là cứ trả nghiệp, khác với cái người mà họ không biết Phật Pháp, họ trốn nghiệp là chỗ nào? Là ở chỗ khi cái đau khổ tới thì cái người mà không biết đạo họ xoay sở đủ cách để tránh.
Và trong khi xoay sở đủ cách đó, có khi họ tạo nghiệp mới luôn. Ví dụ ta coi cái phim nó vô nhà nó ăn cướp, nó sợ bị hậu quả là bị người nhà phát hiện thấy mặt, thì nó làm sao? Giết người ta luôn. Tức là ban đầu nó không có mục tiêu giết người, nó chỉ ăn cắp thôi. Nhưng ăn cắp mà đến khi người ta vùng vẫy, người ta thoát ra và thấy mặt nó được. Thì nó sợ cái quả báo, tại cái hậu quả của luật pháp sẽ tới là nó bị truy tố, bị bắt, bị ở tù, nên để tránh cái hậu quả đó thì nó gây tiếp một nghiệp nữa là giết người bịt miệng luôn. Hoặc là ta coi cái phim vậy, có cái tay xã hội đen đó giết người, cái nó bị 3 người thấy, thế là vụ án đó bị truy tố.
Thì trong 3 người thấy đó, lần lược từng người, một người thì bị xe tông chết, một người thì đang đứng nói chuyện trong buồng điện thoại tự nhiên buồng điện thoại nổ tung chết. Còn lại một cô, cô đó thì gia đình giàu phải thuê bảo vệ bảo vệ rất là vất vả vì có sát thủ tới tìm giết luôn. Tức là nó để tránh cái hậu quả này thì nó tiếp tục gây những cái tội ác khác khủng khiếp hơn. Đó là người đời. Hoặc là ví dụ như bây giờ có cái người bị bịnh ung thư mà chữa thì thật ra không chữa được, đó là một cái nghiệp đó, nhưng mà người đó quyết, không, không ung thư, chống lại ung thư, trốn cái nghiệp ung thư đó, bằng cách gì? Bằng cách cứ phải đào ra tiền để mà chữa.
Đào ra tiền bằng cách gì? Mượn nợ, bán nhà, còn người thân mình không còn nhà ở, kệ, vợ con mình không còn gì để sống, kệ, cứ đem tiền chữa cái ung thư cho tui. Tức là tạo thêm nghiệp mới, phải không ạ? Bán bứt luôn cái nhà, mà cái nhà đó là tài sản chung của cả gia đình. Nhưng mình bán hết để mà chữa cho một mình mình, để mình duy trì sự sống một mình mình, còn bao người khác không còn gì nữa hết, kệ. Đó là sao? Trốn nghiệp mà tạo thêm nghiệp khác còn ác hơn nữa, đúng không ạ? Đó là chúng sinh. Cho nên ta, người đệ tử Phật mình, thì mình cũng không phải buông xuôi, nhưng mình không có trả nghiệp kiểu mà xoay sở để mà tạo thêm nghiệp mới kiểu đó.
Ví dụ lỡ như mình bị ung thư thì mình làm gì? Mình làm gì? Thứ nhất là mình sám hối, nha, sám hối thật nhiều vì biết đó là nghiệp. Mà có khi sám hối xong hết luôn cũng có. Và nếu sám hối không hết thì làm sao? Chấp nhận ra đi, không có để mà vì cơn bịnh của mình không chữa được, mà người của mình, gia đình mình hết tiền để sống, thanh thản chấp nhận ra đi. Chữa thuốc thảo dược đơn giản thôi, không cầu kỳ, còn nếu phải chết, chấp nhận chết chả sao cả. Chớ không có cái quá lo sợ bịnh, xoay sở đủ cách, rồi mình hại hết những người còn sống lại. Rất nhiều người vì quyết tâm chữa bịnh ung thư mà sau đó cả gia đình lụn bại luôn, tiêu tan hết sự sản luôn.
Đó cũng là một cái ác tiếp. Nên ta vậy, ta cứ trả nghiệp, nghiệp cứ trả là vậy, chấp nhận khổ đau, chấp nhận đối diện luôn với cái chết, không sao cả, đừng gây nghiệp mới. Còn mà người đời không hiểu điều này, xoay sở đủ cách để tránh nghiệp, tránh bịnh, tránh tật, tránh nạn, nhưng mà lại gây nghiệp khác ác hơn. Nên đây là điều mà giữa cái người biết đạo và người không biết đạo khác nhau chỗ này. Nắm chưa ạ? Đồng ý chưa ạ? Nên mỗi khi ta thấy cái tai họa tới mà ta xoay sở đủ cách để tránh họa, coi chừng mình rơi vào cái cái trạng thái của cái người không biết đạo, nha. Xoay sở để tránh một cái tai nạn bằng cách gây một cái nghiệp ác.
Đó, ta bị rơi vào cái bịnh đó liền. Nên ở đây là nếu tránh được ta cũng tránh, chớ ta cũng không thụ động, không buông xuôi, nhưng mà bằng một cách nào đó, chớ không chấp nhận bằng cách gây cái tội thêm nữa, nhớ như vậy. Và cái điều thứ hai nữa, cái khác nhau giữa người biết đạo và người không biết đạo là chỗ này. Là khi nghiệp tới, cái nạn tới, tai họa tới, bịnh tật tới, cái người không biết đạo thì quýnh quáng, bất an, khổ đau, buồn rầu, đau khổ. Nhưng mà người biết đạo thì sao? Thì chấp nhận, bình thản, mới gọi là nghiệp cứ trả. Ta dùng cái chữ cứ trả nghĩa là ta chấp nhận, ta bình thản, không sao cả, cứ cho nghiệp nó lôi, trả, tỉnh queo, nha.
Dù có bị đánh, tâm dứt khoát không để khởi tâm động lên oán hận, đau khổ, lo rầu, không. Ngay cả có bị giết cũng bình thản mà ra đi, chả sao cả, không có lo rầu, đau khổ, uất ức, không. Hoặc là mất mát tài sản, tỉnh queo. Nếu cái người họ lấy của mình mà đúng là mình mắc nợ, thì thôi đây là lúc ta trả nợ. Còn nếu họ lấy của mình mà do họ tham chớ không phải mình mắc nợ, thì mai mốt họ cũng phải trả lại, chả sao cả. Nên không buồn, không giận, không oán, không hờn, thanh thản mà đi tới, thanh thản mà trả nghiệp. Đó là vậy. Nó khác với cái người không biết đạo, hễ mà nghiệp tới một cái là quýnh quáng lên, nhảy nhổn lên, bất an, khổ đau, uất ức, la hét, gào rú, kêu rên, đủ thứ.
Còn mình chỉ một nụ cười mà thôi, nghiệp tới chỉ một nụ cười. Ví dụ như bác sĩ báo: Xin thông báo ông đã bị nhiễm HIV, mình chỉ cười nửa miệng thôi, rồi đi ra, được rồi. Thật ra HIV không đáng sợ đâu bởi vì đã có nhiều loại thuốc chữa rồi, thuốc gì chữa được HIV? Chữa sida thì dùng xi măng, nhưng mà HIV cà, HIV cũng là một con virus. Con virus này nó khôn ở chỗ là, thường thường cơ thể mình có cái kháng thể, virus nó bước vào thì kháng thể mình đánh lại. Thì con virus HIV này nó vô đầu tiên nó đánh cái kháng thể trước, nó tiêu diệt kháng thể trước. Khi mà không còn kháng thể nữa thì bắt đầu tha hồ nó quậy lên tạo thành vô số bịnh tật, ý là như vậy, cho nên là một loại virus hết sức là thông minh.
Vô là đánh ngay cái hệ thống kháng thể của mình. Nhưng mà trời đất cũng không có mà bỏ mặc con người nha, trời đất cũng không bỏ mặc con người. trong trời đất này cũng có những loại dược liệu để mà bảo vệ cái kháng thể con người. Nó có mấy loại virus, thường thường là ta có 3 loại virus, một loại virus thường thì nó gây cho mình sốt 7 ngày, nha, sốt 7 ngày rồi hết, tự nó hết. Một loại virus độc hơn, khẩn cấp hơn là virus mà làm cúm gà, bịnh viêm phổi cấp, mấy cái đó cũng trong 7 ngày chết liền. Nếu mà ta không có lành là trong 7 ngày ta chết liền. Có một loại virus mà nó kéo dài hơn là virus viêm gan, viêm gan siêu vi B, siêu vi C rất là kéo dài.
Và hễ đã dính C rồi thì từ từ cũng sẽ ung thư gan mà chết, còn B thì có khi không, cũng có khi bị có khi không. Và một loại virus nó còn dai dẳng hơn nữa là HIV. Nhưng mà các loại đó coi vậy chớ trong trời đất cũng có một loại dược liệu chữa được hết, là con địa long, con trùn. Nếu mà ta bị sốt siêu vi thì chỉ uống địa long một ngày hết, nếu mà bị siêu vi B uống nửa năm hết. Mà nếu là bị HIV thì uống một năm, hai năm hết. Thầy nói thật, không tin về uống thử. Nếu mà ai bị HIV mà uống địa long một năm hai năm vẫn chưa hết, thì nếu mà còn sống thì tới chùa Vạn Phước bắt đền Ni sư trụ trì ở đây, nha.
Ni sư chịu trách nhiệm về vấn đề con HIV, chớ Thầy không phải nha, Thầy không chịu trách nhiệm à. Quay trở lại vậy, cái nghiệp cứ trả vậy. Ở đây ta tránh 2 cái thái độ, Thầy nhắc lại một lần nữa, Phật tử mình nghe. Thứ nhất là vì sợ trả nghiệp cho nên ta xoay sở bằng cách tạo thêm ác nghiệp mới. Nên người Phật tử mình không chơi kiểu đó. Nghĩa là nếu xoay sở không được thì chấp nhận trả nghiệp, an vui trả nghiệp, chớ không chơi mà tạo nghiệp mới. Cái thứ hai là khi trả nghiệp chúng sinh đa phần là bất an, đau khổ, thì người Phật tử mình, người đệ tử Phật mình khi trả nghiệp làm sao? Chấp nhận, bình thản.
Mà cái người nào trong cái trả nghiệp đó mà bình thản được thì gọi là người có đạo lực tu hành. Đó, ta nói cái câu đó, biết nhau tu giỏi hay không là lúc trả nghiệp, vậy thôi, biết nhau tu giỏi hay không, biết nhau tu có đạo lực hay không là do cái lúc trả nghiệp đó. Hễ khi trả nghiệp mà mình mếu máo khóc bù lu bù loa, thì biết người này tu chưa nhiều, đạo lực chưa có. Còn khi mà nghiệp tới mặt mày tỉnh queo, bình thản, coi như không có chuyện gì thì người này là người tu có lực, đó, vậy thôi. Nên cái vế đầu tiên mà hôm nay ta nói với nhau là nghiệp cứ trả. Mà phải hiểu rằng là trả nghiệp thì không dễ chút nào, không có cái gì dễ cả.
Ba vế: “Nghiệp cứ trả, phước cứ làm, đạo cứ tu”, ba cái này không có cái nào dễ cả. Cái vế thứ hai là phước cứ làm, phước cứ làm là sao? Là khi đã hiểu đạo rồi, khi đã hiểu luật nhân quả rồi thì không một người đệ tử Phật nào khờ dại mà làm biếng làm phước cả. Một người đệ tử Phật nào trong lòng cũng chỉ có một điều khát khao là làm phước, làm phước, làm phước và làm phước, nhớ, đệ tử Phật nhiêu đó thôi. Một ngày mà không có chuyện gì làm ra phước coi như đó là một ngày sống bị lỗ. Cái lỗ là không phải ta thu nhập bán hàng lỗ, mà cái lỗ của người đệ tử Phật là không làm được việc phước trong ngày đó, vậy thôi.
Cho nên là Tổ Bá Trượng có nói: Một ngày không làm, một ngày không ăn, là vậy đó. Bởi vì sợ ngày đó không làm chuyện gì hết mà ăn nó lỗ, nó không có ra phước. Nghĩa là sống tính là phước hay không phước trong ngày hôm đó, vậy thôi. Là khát khao làm phước khủng khiếp. Cái mà khát khao làm phước nó là một cái điều thôi thúc dữ dội trong lòng của một người đệ tử Phật. Mà tu càng cao lên, càng chứng những tầng bậc Thánh cao lên thì cái sự thôi thúc làm phước ngày càng khủng khiếp, càng mạnh mẽ, càng dữ dội. Bên ngoài thì làm mặt tỉnh, tại Thánh mà, Thánh thì mặt ngoài phải tỉnh, phải an vui, phải nhẹ nhàng.
Nhưng bên trong sôi sục ở trỏng. Không tin, mình mà biết ai làm Thánh mình nói: Thưa thầy, thầy cho con để cái tay vô trong bụng thầy một chút. Nghe cái gì? Nghe trong đó lửa cháy ở trỏng. Nói sao vậy? Tại ông thầy Chân Quang ổng nói trong bụng của một bậc Thánh là lửa sôi sục ở trỏng. Cho nên mình xin áp cái tay vô, mình thấy lửa cháy phừng phừng. Mà lửa gì? Khát khao làm phước, nha, nhớ như vậy. Vừa rồi cách đây mấy tháng Thầy giảng cái bài ở Từ Tân, cái bài của Đạo Bồ Tát, trong đó có cái ý là Bồ Tát cần phước khủng khiếp. Chúng sinh mình ngu thì mình mới không cần phước, mình cần tài, cần tiền, cần lời khen, cần cái gì tào lao không hà.
Nhưng một bậc Thánh rồi cần phước mới là cái gốc của mọi điều. Mà cái cần đó thế nào? Nó mãnh liệt, nó thôi thúc từng giờ, từng phút. Cái người mà chưa phải Thánh thì cái khát khao tạo phước nó ít. Mà cái người mà là Thánh thì cái khát khao tạo phước mãnh liệt. Nên bây giờ mọi người cứ nhìn vào tâm mình thôi, mà thấy rằng mình ai rủ làm phước thì cũng làm, biết mình chưa phải Thánh vì cái khát khao làm phước nó còn ít quá. Còn cái người nào mà cứ nhìn vào tâm mình thấy nó bình thản như hư vô, nhưng đằng sau cái bình thản hư vô đó là cái sự khát khao muốn làm phước. Thì biết mình đã chứng Thánh rồi, vậy thôi.
Cái gì mà mấy cô bị ánh mặt trời chói quá vậy ta, nắng mặt trời phải không? Bây giờ ai mà đứng lên, đứng ngay chỗ cái mái đó mà che ánh mặt trời cho mấy cô, đó là cái phước lớn lắm, đứng đó. Ở đây có người nói, bây giờ ví dụ như Thầy hỏi quí Phật tử: Phật tử thích làm phước không? Phật tử trả lời làm sao? Thích, phải không ạ? Mình hiểu nhân quả mà. Bây giờ thích nhất cái chuyện gì? Bây giờ nếu làm được thì Phật tử làm cái gì? Thì cái câu trả lời nào là hay nhất trong ngày hôm nay? Câu trả lời hay nhất ngày hôm nay: Nếu mà con có khả năng làm phước, con sẽ cúng dường Ni sư Nguyên Xuân toàn bộ số tiền để hoàn thiện cái bản vẽ chùa của cô luôn, từ móng tới mái còn sót cái gì là con chi hết. Thì đó là cái câu đẹp nhất trong ngày hôm nay.
Nhưng mà chỉ là cái câu, có tiền đưa không? Không, ước mơ thôi, chớ không có tiền đồng nào hết trơn. Thì tại sao mà ta nói được một câu đẹp nhất ngày hôm nay là: Nếu mà con có tiền con làm phước, con cúng dường sạch hết cho Ni sư lên hết luôn tới cái tầng mái, tầng nóc luôn. Đúng như bản vẽ mà Ni sư đã xin phép được, hoàn thiện trang trí hết tất cả từ dưới lên trên luôn, không sót điều gì. Trong chùa cần bất cứ cái gì con mua hết, trang bị hết. Cuối cùng để cho chùa tu thôi, Phật tử về tu cho tốt thôi, đó là con mãn nguyện. Mình có cái suy nghĩ đó không? Có không? Có, phải không? Khi mà Thầy gợi ý ra rồi, nhiều Phật tử đã có cái suy nghĩ giống như Thầy, có.
Nhưng mà có làm được không? Không. Bởi vì sao? Vì ta chưa có tiền. Hoặc là ta có tiền nhưng mà nỗi đau còn đó, không thể nào lấy ra được, cho nên đành chỉ nói thôi, nói được câu nói đẹp nhất thôi, chớ làm không nổi. Ở đây ta hiểu thêm một điều nữa, không phải ai muốn làm phước là làm được đâu, phải không? Khi mà nghe nói như vậy rồi, bây giờ thật sự trong túi mình mà có 10 tỷ dám đưa cho Ni sư hết, dám đưa liền, phải không? Sau khi ra khỏi chùa bắt đầu mới tiếc, vô đòi lại, thôi, Ni sư cho con lại thôi. Nhưng mà lúc mà nghe giảng rồi là bừng bừng khí thế lên, con 10 tỷ con đưa Ni sư liền, cho chùa liền.
Đó, mình lúc đó rất thích, nhưng mà thật sự lúc không có tiền. Thì ta hiểu một điều không phải ai muốn làm phước cũng được, nghĩa là phải có phước rồi mới làm phước được, chớ không phải dễ đâu. Phải có phước rất lớn mình mới có 10 tỷ rồi ta mới cúng dường Ni sư được, nghĩa là phải có phước rồi mới làm phước. Cho nên vì thế có nhiều người rất muốn làm phước mà vẫn không thể làm phước. Như vậy làm phước dễ không? Khó vô cùng. Do đó, do cái tâm ta thiết tha làm phước, mà phước đời trước ta không nhiều. Vì vậy ta chỉ làm phước làm sao? Nhỏ nhỏ chút chút mà thôi. Nhưng dù làm nhỏ nhỏ chút chút thì ta cứ làm, đó là đúng của bài giảng hôm nay, phước cứ làm, dù việc phước đó rất là nhỏ.
Chớ không phải là đợi có điều kiện mới làm cái phước lớn, câu nói đó không tới đâu. Cứ làm phước nhỏ rồi mới có phước lớn, có phước lớn rồi mới làm phước lớn được. Nó là như vậy. Giống như ngày hôm nay nhiều em thanh niên vậy, tới chùa đứng gác cổng đón mời người ta vào chùa, phước nho nhỏ thôi. Nhưng mà nho nhỏ đó tích dần, tích dần rồi sẽ thành phước lớn, nó như vậy. Mà nhớ, trên đời này nhân quả công bằng lắm, không một điều gì sót cả, nhớ như vậy. Nhớ là làm phước không dễ, làm phước không dễ là vì sao? Làm phước không dễ bởi vì hồi nãy ta nói là sao? Thứ nhất là chưa có phước không phải dễ làm phước Cái thứ hai khó làm phước là vì lý do gì nữa? Ai biết? Lười, đúng không ạ? Làm phước phải mất công, mất thời gian, mà từ lâu ta bị cái tật lười nên không làm phước được.
Nên muốn làm phước cũng phải sao? Phải thắng được cái lười này. Mà Phật dạy ta là gì? Cái đạo lý của sự tinh cần. Tinh cần khác với tinh tấn nha, tinh tấn là ám chỉ ngồi thiền, còn tinh cần là làm phước, làm điều thiện. Nên trong cái Tứ Chánh Cần mà Phật dạy, cái chữ cần, cần mẫn, siêng năng đó là ám chỉ cho việc làm phước. Còn tinh tấn thì ám chỉ cho việc ngồi thiền, chuyên về ngồi thiền mà thôi. Còn tinh cần thì ám chỉ cho việc làm phước. Cho nên làm phước khó là vì sao? Vì ta bị lười. Cho nên phải tu tập cái gì? Phải tinh cần, siêng năng, chịu khó, chịu cực, chớ còn không không làm được. Cái người mà quen cái lười lười, lười lười, cứ ngồi nhìn người ta làm, sai người ta làm rồi cũng không làm phước được.
Ví dụ như vô chùa, tới giờ ăn, mình nghe phát trên loa, nghe Ni sư nói: Tới giờ ăn, mời quí Phật tử vô ngồi ăn, nhận phần cơm ngồi ăn. Thì mình cũng sao? Mình rất là hiền lành, ngoan ngoãn nghe lời, mình vô nhận cơm mình ngồi mình ăn, hết chuyện. Vậy có lòi ra miếng phước nào không? Không. Nó phải thế này, nghe Ni sư phát loa lên là mời quí Phật tử vô ngồi nhà ăn. Thì mình chạy vô bếp bưng cơm mời người ta ăn, thì mới lòi ra phước, nha. Nhưng mà khác nhau ở chỗ người nghe mời ăn là vô ngồi chờ người ta bưng tới mình ăn. Còn người nghe Ni sư mời ăn là chạy vô nhà bếp bưng cho người ta ăn. Khác nhau giữa hai cái đó là gì? Sự tinh cần, sự siêng năng.
Cho nên không dễ làm phước nếu ta lỡ mắc tật lười, nha. Rồi cái nữa, làm phước khó nữa, là cái gì nữa? Tại sao khó làm phước? Vì làm phước là giúp đời, giúp người. Mà nếu ta không yêu đời, không thương người thì ta không có sức mạnh để làm phước. Cho nên muốn làm phước phải có tâm từ bi. Mà nào giờ mình chưa tu tập tâm từ bi thì lấy gì làm ra phước? Nào giờ mình không có thương ai hết, bây giờ kêu: Trời, nhà ông kia bị cháy nhà hết trơn, mình qua bển coi phụ gì phụ. Nói: Ông đó ai nhỉ, mệt quá, ông ở đâu mình không quen không biết, tự nhiên lại lăn xăn kỳ quá, thôi ở nhà. Vì mình thiếu tâm từ bi.
Còn nếu mình có tâm từ bi, mình nghe ông đó cháy nhà hết trơn, tự nhiên lại xót, lòng tự nhiên nó khởi lên cái xót xa liền, là vì mình đã có tu tập từ bi. Thế là rủ nhau chạy lại, hỏi thăm, chẳng quen biết gì ổng cả, nghe ổng khóc bù lu bù loa: Trời ơi nhà tui cháy hết, làm sao? Bắt đầu mình mới suy nghĩ coi bây giờ phụ được cái gì? Góp tay cái gì? Vận động ở đâu? Mình thì không đủ tiền đâu nhưng mình sẽ đi xin được cái gì một chút. Đêm nay ổng ở đâu? Rồi liên lạc với chính quyền địa phương, nhờ địa phương giúp thêm, ở đâu ? Đó, thế là mình nghĩ ra cách. Nên phải có thương người, có cái siêng năng rồi mới mà biết làm phước.
Vậy làm phước dễ không ạ? Khó, bởi vì nó thiếu, lười là không làm phước được, không thương người, không thương đời không làm phước được. Đó là như vậy. Rồi làm phước khó nữa là cái gì nữa? Khó cái gì nữa? Bị cản trở, nha, ví dụ như bây giờ cái ông chồng muốn đi làm phước, ổng mới nói: Hôm nay nghe nói phải đi làm phước, nghe nói bên kia cái con đường nó hư, ổ gà quá. Đâu để anh đi ra coi, có gì mình vận động kêu Phật tử mình nhau mà lấp lại cho người ta đi đỡ tai nạn. Bà vợ nói: Thôi đi ông ơi, tui là mới ổ gà đầy mặt nè, thẹo nè, mụn nè, chưa sửa nè, ông không lo lấp cho tui cho đẹp đi mà lo lấp đường ở đâu? Tức là cứ cằn nhằn, mà ông này cũng nể vợ, nể thôi chớ không sợ.
Thật ra không có ai sợ hết, không có ai sợ vợ, trên đời này hoàn toàn không có người sợ vợ,. chỉ có người nể vợ mà thôi, chớ không có ai sợ vợ hết.. Có một bài báo họ nói là, có cái chuyện cười,. đi tìm cái người đàn ông không sợ vợ trên thế gian này,. tìm không ra, những người đó tuyệt chủng hết sạch rồi.. Nên ở đây cũng vậy, ta không làm phước được bởi vì ta không biết nhân quả,. ta bị lười, ta không đủ lòng từ bi và đôi khi có cái sự cản trở.. Cho nên muốn làm phước dễ không? Không dễ đâu.. Ta hiểu đạo rồi, ta biết rằng một ngày mà ta không tích lũy phước là một ngày lỗ.. Vì ngày đó ta vẫn phải ăn mà,. mà không có tạo ra cái phước để bù lại cái mình đã ăn, đã thở, đã uống,. thì coi như ngày đó lỗ. . Nên ta thiết tha làm phước,. nhưng mà muốn làm phước không dễ vì không biết chuyện gì làm, đúng không ạ?.
Rồi lười, không làm được, không thương đời, không thương người không làm được. Rồi bị cản trở bởi công việc, bởi hoàn cảnh gia đình, người thân. Đó là một cái khó. Cái may mắn của những người nào mà đang có công ăn việc làm, thì ta làm phước ngay trong công ăn việc làm của mình luôn. Ví dụ đó là người công chức thì ráng phục vụ dân cho tốt. Rồi cái người họ làm việc trong cơ quan, hảng xưởng, ráng làm cho tăng thêm công suất để đóng góp luôn vô cho cái thành công của cái cơ quan, cái công ty của mình. Đó cũng là việc làm phước, nghĩa là làm phước ngay trong cái công việc mà mình mưu sinh đó. Cái công việc đó là mình mưu sinh để kiếm tiền, nhưng mà ráng làm sao làm dư lên, tăng công suất, thì đó là tạo ra phước, nhớ như vậy.
Nên Thầy có câu Thầy dặn Phật tử: Mỗi người làm việc bằng mấy? Bằng 3, nha, chính mình có phước, nước nhà vinh quang. Nước ta không giàu bởi vì dân mình làm việc ít năng suất quá, thua các nước trên thế giới, mình làm thua các nước trên thế giới gấp ba, gấp bốn lần. Tức là bốn năm người Việt Nam mới làm bằng một người Thái Lan. 20 người Việt Nam mới làm bằng một người Trung Quốc. Cũng phải 15 người Việt Nam mới làm bằng một người Indonesia. Cho nên ta nghèo hoài, cứ đi mượn nợ hoài. Bây giờ mỗi một người Việt Nam mạnh hơn, làm được nhiều hơn thì ta mới bắt đầu thoát nghèo được. Cho nên phải cố gắng làm tăng năng suất lên.
Cái này Thầy giảng bài dưới Bạc Liêu, mỗi người làm việc bằng ba. Thì muốn làm phước thì ngay trong công việc mưu sinh ta cũng làm được. Còn nếu không có công việc mưu sinh thì phải ráng tìm tòi bất cứ điều gì đó để mà bòn mót, mà tạo phước. Nên làm phước không dễ đâu, nha, vô số chướng ngại, vô số những cái điều khó khăn và không có gì để làm. Cái chết là không có gì để làm nha, như vậy. Ở đây ta nói là nghiệp cứ trả, trả nghiệp không dễ nha, nên phải quyết tâm, kiên trì, vững lòng mới trả nghiệp được, phải có tu tập thiền định vững tâm mới trả nghiệp được. Thứ hai là phước cứ làm thì cũng vô số điều khó để mà có thể tạo phước từng ngày, mà phải quyết tâm làm mới gọi là phước cứ làm.
Bây giờ cái thứ ba là đạo cứ tu. Đạo là cái gì? Đạo là bắt đầu bước vào cái thế giới tâm linh siêu việt đi về con đường giác ngộ, giải thoát, vô ngã, đó là đạo. Còn cái ta làm phước thì thực sự chưa gọi là đạo cao siêu đâu, nó mới là đạo đức thôi, chứ chưa phải là cái đạo giác ngộ, siêu nhiên mà Phật dạy ta đâu. Còn sống trên đời nghiệp ta biết trả, đó là đạo đức, phước ta biết làm, đó là đạo đức. Còn mà để bắt đầu bước vào đạo ta biết tu là một cái tầng bậc khác, một đẳng cấp mới một đẳng cấp mới của loài người, chớ không còn phải bình thường. Còn ví dụ nghiệp trả thì ta vẫn là đẳng cấp của con người, biết tạo thêm phước cũng chỉ là đẳng cấp của con người. Nhưng mà bắt đầu đạo ta biết tu thì ta bắt đầu vượt khỏi thân phận của con người để bước lên làm Thánh.
Mà tu theo đạo là làm gì? Là hướng về cái tâm linh vô ngã. Phải làm sao lắng được tâm, yên tĩnh, vô niệm, nhất như, thiền định để đi sâu dần, sâu dần, mà cuối cùng là đạt được cái vô ngã tuyệt đối. Đó là cái mục tiêu ta tu hành trong đạo Phật. Dễ không ạ? Khó. Ví dụ như trả nghiệp khó không? Khó. Làm phước khó không? Nhưng mà quí Phật tử đánh giá giùm Thầy, làm phước khó hơn trả nghiệp không? Khó hơn trả nghiệp gấp mấy lần? Đánh giá thử, áng chừng coi, tương đối thôi chớ chính xác thì không đâu. Làm phước khó hơn trả nghiệp gấp 10 lần, đúng không ạ? Tại vì nghiệp tự nó bò tới, rồi mình cứ cắn răng mình chịu là hết nghiệp, là xong, tự nó bò tới, mình không cần đi tìm.
Nhưng muốn làm phước thì phải đi tìm, cho nên Thầy nói làm phước khó hơn trả nghiệp gấp 10 lần. Vậy cái tu hành trong đạo khó gấp mấy lần làm phước? Mấy lần? Trăm lần, ngàn lần, cái người này hơi cao siêu, cái người mà cao siêu đó mới nói rằng cái việc tu tập tâm linh khó hơn làm phước một trăm lần, ngàn lần. Còn cái trình độ căn cơ như Thầy thì Thầy thấy rằng cái việc mà tu tập khó hơn làm phước khoảng một triệu lần, tại căn cơ Thầy. Tu khó như vậy đó. Cho nên ví dụ như ta có trả nghiệp, ta có làm phước thì ta cũng chỉ lẩn quẩn trong thân phận con người. Nhưng mà khi ta tu tập cái tâm linh rồi, ta vượt khỏi con người để bước lên một đẳng cấp mới của Thánh, cho nên khó gấp triệu lần, thời gian không thể tính kể được.
Nội cái kiếm ông thầy ổng dạy cho đúng thôi là đã cực rồi, đỏ con mắt rồi, không biết tìm đâu ra một bậc chân sư hướng dẫn mình đi cho đúng đường. Lạng quạng mình chọn nhầm một tà sư là xuống địa ngục với ổng. Mà nếu bây giờ không phải tà sư, ông thầy này không phải là tà, ông thầy cũng đúng đó, nhưng mà ổng dở quá, ổng dạy mình tiến rất là chậm. Một kiếp đúng theo một bậc minh sư rồi mình đã vượt, vượt, vượt lên rất nhiều, nhưng một kiếp mình theo ông thầy ổng dở dở tiến không được bao nhiêu. Nên bây giờ tìm một ông thầy minh sư đúng đường chánh đạo mà rất giỏi, rất xuất sắc, tìm ra không? Không.
Bởi vì nếu ai tìm ra làm ơn chỉ Thầy, Thầy cũng đang đi tìm ông đó đây, nha, tìm cũng không ra. Không phải dễ, không phải dễ chút nào, nội tìm ông thầy không là đã không dễ. Bây giờ không có ông thầy thôi đi tìm sách, được không ạ? Vì sách cũng là do mấy con người viết ra, mà cái con người viết sách đó giỏi không? Không biết giỏi không nữa, tại vì nếu ổng giỏi ổng đã là minh sư rồi, mình đã tìm tới ổng rồi. Còn đây ổng viết sách ổng in ra ổng bán tùm lum, không biết giỏi hay không nữa, cũng không chắc ăn. Cho nên tìm sách cũng mênh mông trong đó. Là cứ nghĩ mình đọc rất nhiều sách thì mình là thông thái trong đạo Phật, à, tông gì tôi cũng biết, sách này tôi cũng biết, đường này tôi cũng biết, rồi người đó tu không được vì nhiều sách nói khác nhau hết, tu không được.
Nên nội cái tìm con đường, nội tìm sự hướng dẫn cho đúng thôi đã là khó rồi. Cho nên khôn nhất là cái gì? Cầu xin Phật, đó, cái mánh đó thôi. Thầy chỉ có cái mánh thôi, nói: Tìm đâu ra ông thầy giỏi? Chỉ có lạy Phật thôi. Lạy Phật xin cho con tìm được một vị minh sư, nha, nơi cái chùa ở một thành phố biển, nha, chùa đang xây dựng hoàn thiện cao tầng, đẹp, nha. Chùa đó vô ăn lúc nào cũng có thức ăn ngon, và Ni sư lúc nào cũng hiền lành thương con, chớ không có thấy con nói chuyện rồi bắt con nhắm mắt ngồi thiền cho im, nha,, vậy. Đó, nội con đường thôi, rồi bây giờ bắt đầu thực hành, thực hành thì vô số chướng ngại, nha.
Chướng ngại từ kiết sử, nội tâm, sự loạn động. Rồi mình phải kháng cự lại với những bản năng, cái tính tình của mình từ xưa. Mình là người quen nổi nóng, ăn to nói lớn, bây giờ phải nói nhỏ nhẹ, không được nổi nóng, nội nhiêu đó thôi là khó chịu rồi. Rồi mình là người nào giờ cứ quen là trước mặt mọi người mình phải nổi bật một chút, bây giờ phải lúc nào phải đứng sau, ngồi dưới là khó chịu rồi. Rồi mình là người cái gì cũng phải sạch thơm, bây giờ bắt vô quét nhà cầu tiêu là khó chịu rồi. Vô số điều khó. Rồi trong tâm lúc nào mình cũng kiêu mạn, mình nghĩ mình hơn người khác là một điều bình thường.
Bây giờ bắt đầu phải tập ngược cái suy nghĩ lại, lúc nào cũng đi tìm cái hay của người khác để mà tôn trọng. Lúc nào tìm cái dở của mình để cho khiêm hạ xuống lại, cái đó là khó chịu rồi. Cho nên nội những cái suy tư nhẹ nhẹ đó thôi để thay đổi cái khuynh hướng, cái tính tình của mình thôi đã là vô vàn khó khăn. Mà phải rất thông minh mới tìm được cái lỗi của mình, phải rất thông minh mới tìm được lỗi của người khác. Phải rất can đảm mới nhận được lỗi của mình, mà phải rất can đảm mới công nhận được cái hay của người khác. Đúng không ạ? Biết người ta hay rồi mà không dám công nhận bởi vì mình hèn nhát.
Biết mình có lỗi rồi đó không dám công nhận bởi vì mình hèn nhát. Nội nhiêu đó thôi đã khó rồi. Cho nên là nói đạo cứ tu, nói cứ chớ cũng cứ không nổi đâu vì vô số khó khăn, khó khăn chập chùng, chập chùng. Mà cứ tu tiến tới đâu thì chướng ngại bày ra tới đó, tiến mỗi bước có những chướng ngại mới bày ra, tiến tới một bước có những chướng ngại mới bày ra, nhớ như vậy. Đây là Thầy tiết lộ thật. Khi một người phát tâm tu từ thời Đức Phật này, thì thường đúng nhân quả tới đức Phật sau mới chứng được Alahán. Còn trong khoảng giữa, dù rất cố gắng lên xuống, lên xuống cho vui thôi. Có khi chứng vị nào đó lên cõi Trời rồi xuống lại, lên rồi xuống lại, lên rồi xuống lại.
Có khi thấy như cái sự giải thoát sát một bên mình rồi, vẫn tuột tay buông ra tuột xuống lại. Vẫn phải đợi ĐỨC Phật sau, công đức mới viên mãn và chứng rất là nhanh. Còn trong khoảng giữa hai vị Phật đa phần chúng sinh cứ lên xuống, lên xuống. Đây là điều Thầy nói thật. Cho nên lúc nào thấy mình tu được như là gần tới, gần chứng rồi, đừng tưởng là đã xong, chưa. Phật Di Lặc chưa ra đời thì đừng hòng, ta vẫn còn phải chờ, vẫn còn phải chiến đấu, vẫn còn phải tu tập. Mặc dầu lúc đó ta sướng hơn nhiều người là vì mình có cái thành tựu được tâm linh, có được công đức, có sự tự tại. Đôi khi lên được cõi này về cõi kia một cách tự tại.
Nhưng chưa bao giờ là viên mãn, vẫn phải đợi một vị Phật mới xuất hiện. Vì ta nương theo công đức của một vị Phật mới đó ta mới đủ sức mà vượt hết vô số nghiệp từ vô lượng kiếp của mình. Nhớ như vậy, không bao giờ dễ đâu. Cho nên ai hứa hẹn: Ờ, tu một đời thành Phật, kiếp này thành Phật. Toàn là lời nói dối cả, chưa có Phật Di Lặc ra đời đừng hòng chuyện đó. Chừng nào Phật Di Lặc ra đời? Không biết. Cho nên từ nay tới đó hết sức nỗ lực mà tu tập thôi, cứ tu được giờ nào phút nào tốt giờ đó, vì mỗi cái đều là cái nhân lành để ta đắc đạo sau này. Tuy nhiên có cái hay thế này, dù ta chưa đắc đạo viên mãn, vì Đức Phật Di Lặc chưa ra đời, ta chưa thể nương cái công đức của Phật Di Lặc để ta đắc đạo.
Thì bây giờ bởi cái sự tu hành chân chính của mình, mình vẫn giáo hóa được người khác. Nhớ như vậy, đó cũng là sự an ủi, mình vẫn giáo hóa được người khác. Một vài lời nói của mình cũng cứu vớt được cái tâm hồn của người khác, cũng định hướng lại cuộc đời của người khác. Đó cũng là điều mà mình đền ơn Phật được rồi. Chớ nói mà chưa có Phật Di Lặc ra đời mà đòi hỏi mình tu chứng viên mãn là điều không có đâu. Nhưng mà tuy nhiên dù chưa viên mãn, dù vẫn còn trên con đường đi nhưng ta cũng bắt đầu làm lợi ích được cho chúng sinh rồi. Đó cũng là điều hết sức là an ủi, nha. Còn nhiều việc lắm nhưng mà thế này, Thầy nhắc lại một chút.
Là trong cái việc tu tập thì cái định tâm là chính, ta phải định được tâm để đi về vô ngã. Nhưng mà muốn định được tâm thì ta phải có 3 điều hỗ trợ. Một là đạo đức, nha, mới tu thiền được. Hai là phải có nhiều phước mới tu thiền được. Ba là phải có khí công, tức là có thể lực, mà cái thể lực đó là do tập nội công chớ không phải là do tập tạ. Tại vì tập tạ nó nặng về cơ bắp mình tập không nổi, nhưng nếu tập khí công thì được. Nên vì vậy cái người Phật tử mình phải siêng năng tập khí công, nha, để rèn luyện cái nội lực bên trong, hỗ trợ cho việc tu hành. Khí công ở đâu dạy? Lát nữa ai thích học thì qua dọn sân trống rồi quí Thầy dạy cho.
Ở đây có quí Thầy quí Cô sẽ hướng dẫn quí Phật tử cái phương pháp tập khí công nếu ai chưa biết mà muốn học, phải học, học cho có sức khỏe, chớ không cần phải chạy theo cái thời thượng yoga đồ mất công, trong đạo Phật mình có đầy những điều đó. Ngài Bồ Đề Đạt Ma là đem nội công qua mà dạy mà, dạy cả cái Trung Quốc. Nên bây giờ ta cũng kế thừa cái Phật gia, cái con đường của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, ta cũng học khí công để mà hỗ trợ cho việc tu hành. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa, lên núi Thiếu Lâm vậy, ngài dạy khí công cho chư Tăng. Bởi vì muốn tu tập thiền định sâu xa thì phải có nội lực, nên nó thành truyền thống.
https://youtu.be/2zsDYgG9mEsNghiệp Cứ Trả Phước Cứ Làm Đạo Cứ Tu – TT. TS. Thích Chân Quang
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa trên Ni sư, quí Ni sư. Hôm nay thì chúng ta có cái duyên lành về đất Vũng Tàu, cái vùng đất của lịch sử, vùng đất của du lịch, mà cũn