JOB UP 02 Định hướng nghề nghiệp khối B MC Hà Thu

JOB UP 02: Định hướng nghề nghiệp khối B | MC Hà Thu
Chào đón các bạn đã quay trở lại với talkshow JOB UP. Talkshow định hướng nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh sinh viên. và với mỗi số JOB UP thì Hà Thu sẽ mời tới một vị khách mời rất đặc

JOB UP 02: Định hướng nghề nghiệp khối B | MC Hà Thu

Chào đón các bạn đã quay trở lại với talkshow JOB UP. Talkshow định hướng nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh sinh viên. và với mỗi số JOB UP thì Hà Thu sẽ mời tới một vị khách mời rất đặc biệt. và khách mời của tuần này cũng chính là thầy giáo của Hà Thu năm cấp 3 xin được giới thiệu thầy Nguyễn Thành Công. giáo viên trường chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và thầy đã có 15 năm kinh nghiệm. ngày hôm nay thì thầy sẽ chia sẻ cho chúng ta chủ đề nào đây, trước tiên thì hãy cùng gửi lời chào thầy nhá. xin gửi lời chào tới tất cả các bạn đang xem chương trình JOB UP của MC Hà Thu. vâng ạ xin được cảm ơn thầy Công ngày hôm nay đã tới đây tham dự talkshow JOB UP. với mỗi số JOB UP thì chúng em đều có những bức thư từ các bạn khán giả gửi về. ngày hôm nay thì bức thư của bạn khán giả cũng đã sẵn sàng rồi, và xin được mời thầy chúng ta sẽ cùng khám phá câu hỏi của bạn tuần này ạ.

Khá là hồi hộp, chúng ta hãy cùng khám phá câu hỏi hay thông điệp của bạn học sinh này là gì nhá. em biết là thầy Công thì có rất nhiều các bạn học sinh hâm hộ cũng như là. được các bạn học sinh gửi câu hỏi về rất là nhiều. tuy nhiên là không biết câu hỏi này thì thầy đã gặp bao giờ chưa, chúng ta hãy cùng khám phá ạ. một câu hỏi hay và rất thú vị, thực ra thì câu hỏi này thầy gặp. quá quá là nhiều trong 15 năm giảng dạy môn Sinh. bởi vì thí sinh mà thi môn Sinh thường là lựa chọn khối B. mà khối B thì lựa chọn một trong những trường hàng đầu. thi vào trường Y để trở thành bác sĩ. vì vậy mà có rất nhiều câu hỏi tương tự như thế này được đặt cho thầy trong suốt 15 năm qua. và có rất nhiều cách trả lời, giải quyết khác nhau cho câu hỏi này. từng bạn học sinh chúng ta sẽ có những cái. cách để trả lời cho bạn đó, cách bạn đó tiếp thu cũng như là.

Sẽ quyết định tương lai của mình như thế nào. vâng trong trường hợp của bạn học sinh này thì bạn có chia sẻ là. thực sự là bạn không biết mình có yêu thích cái nghề Y hay không. và có cảm thấy phù hợp với nghề bác sĩ hay không. thì theo thầy làm thế nào để chúng ta biết được là bản thân của mình có hợp với nghề bác sĩ không ạ. đúng là có một cái câu mà các cụ nói rằng là “nghề chọn người”. có những người chuyển rất nhiều nghề. nhưng cuối cùng người ta sẽ về với cái nghề mà người ta cảm thấy không bỏ được ví dụ như thầy đây. thế trước đây là thầy cũng định “bỏ nghề” ạ. thực ra là không hẳn là bỏ nghề mà kiểu chuyển sang một cái việc khác. nhưng cuối cùng thì cũng quay về với cái việc mà mình đã theo từ đầu. nó rất là hay ở cái chỗ đấy. tuy nhiên thì đối với câu hỏi mà MC Hà Thu vừa đưa ra ấy. thì làm thế nào để chúng ta biết được chúng ta có thực sự đam mê với nghề hay không.

Hay là cụ thể ở đây đó là làm như thế nào để biết chúng ta có thực sự yêu thích cái nghề Y hay không thì chúng ta có yêu thích nghề Y hay không thể hiện ở chỗ khả năng của chúng ta khả năng của chúng ta nhìn nhận về cái nghề Y này nó có có ích hay không và chúng ta có muốn theo đuổi cái nghề mà giúp ích cho đời như vậy hay không và thứ 2 quan trọng không kém là chúng ta có chịu được cái sự vất vả của nghề Y hay không quả thực thì như một cái bài viết mà thầy đã từng viết trước đây khi vào Y đã vất vả rồi học Y lại vất vả hơn nữa với những sinh lý, với những giải phẫu, với những mô phôi với những trực đêm với những trực ngày với những trực Chủ nhật, với những trực lễ,

Học Y phải đối mặt với máu, học Y phải đối mặt với. những khó khăn trong nghề, với những kĩ thuật Y học,.. nói tóm lại là học Y rất vất vả, rất khó nếu chúng ta không thực sự thích nó. chúng ta không thực sự đủ đam mê đủ sở thích để vượt qua những cái khó khăn đó. thì thầy khuyên rằng những bạn như vậy không nên chọn ngành Y bởi vì. đến một lúc nào đó chúng ta không chịu được chúng ta lại phải rẽ ngang sang một cái hướng khác. thậm chí xảy ra những trường hợp đáng tiếc trong quá trình học tập cũng như là ngay sau khi đi làm. vâng có thể thấy là bạn học sinh này thì cũng đã lường trước những cái khó khăn rồi. bởi vì ngay trong bức thư thì bạn cũng có chia sẻ là em biết nghề Y thì rất là vất vả, rất là khó khăn. không chỉ trong quá trình học đâu mà còn cả sau này đi làm nữa đúng không ạ. và chúng ta thấy rằng trong mùa đại dịch COVID này thì chính những người bác sĩ.

Là những người ở tuyến đầu. và họ phải xa gia đình, xa con cái của mình rất là vất vả. và họ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. họ phải chấp nhận vì đam mê của mình. và họ chấp nhận gặp những rủi ro trong quá trình hành nghề bác sĩ. vâng và trong bức thư này thì bạn cũng có chia sẻ rằng là. gia đình thì mong muốn bạn sẽ nối nghiệp của gia đình. vậy thì với những bạn có gia đình có truyền thống làm nghề Y như vậy. thì liệu rằng đó có phải môi trường rất tốt để bạn có thể phát triển không ạ, dù là bạn chưa thực sự yêu thích công việc này. thì biết đâu trong tương lai bạn lại thích thì sao ạ. câu hỏi này cũng rất thực tế và cũng rất hay. và việc lựa chọn nghề nghiệp của một con người thì nó phụ thuộc vào 3 yếu tố. yếu tố thứ nhất là sở thích và năng lực của bản thân mỗi người. yếu tố thứ hai là truyền thống của gia đình.

Và yếu tố thứ ba là nhu cầu của xã hội. nếu như bạn nào mà lựa chọn được công việc hội tụ cả 3 yếu tố đó. thì không còn gì tuyệt vời bằng. vì bạn đó được hỗ trợ từ phía gia đình, bạn đó được. thỏa mãn cái niềm đam mê của mình. và cái nghề đó lại phù hợp với nhu cầu của xã hội như vậy. bạn đã cống hiến được đối với xã hội. nếu ai làm được 2 điều đó là cực kì tuyệt vời. nhưng nếu bạn nào mà như MC Hà Thu có chia sẻ. nếu bạn nào mà chưa có đam mê lắm. ngoài gia đình hỗ trợ. mà nghề bác sĩ thì xã hội rất là cần, tức là có 2 cạnh rồi. thì cũng có thể cân nhắc. cũng có thể cân nhắc và cân nhắc bằng cách nào. bằng cách là tìm hiểu thật kĩ nghề ấy. tìm hiểu không chỉ là trên sách vở. mà hãy xin bố mẹ, xin người nhà cho đến bệnh viện. tham quan thực tế. và có thể tìm hiểu kĩ hơn nữa từ những cái thực tế. của các bệnh viện để chúng ta xem chúng ta có thực sự thích cái ngành đó hay không.

Thực sự có chấp nhận được những cái khó khăn khi chúng ta hành nghề Y hay không. thì lúc đó chúng ta có thể quyết định. nếu mà chúng ta chấp nhận được thì ok. đó cũng là một con đường gọi là “học yêu từ đầu”, cũng được. tức là chúng ta sẽ học cách để chúng ta yêu nghề Y hơn đúng không ạ. tuy nhiên thì có môt câu hỏi mà em vẫn rất là băn khoăn. tức là không chỉ mình em đâu, mà em nghĩ rất nhiều các bạn học sinh. muốn tìm hiểu về những cái lựa chọn đối với các bạn khi lựa chọn khối B khi mà dự thi. nếu như điểm của các bạn không đủ để vào trường Y thì chúng ta còn có thêm những cái lựa chọn nào nữa ạ. câu hỏi này cũng là một câu hỏi mà thầy đã từng gặp rất nhiều trong quá trình dạy môn Sinh của mình. vì môn Sinh nó trong tổ hợp các môn khối B. vì khối B thường là “kén” thí sinh, và cũng ít trường. và có 2 vấn đề.

Những thí sinh thi khối B thường là sẽ lựa chọn thi ngành Y. mà khối ngành Y điểm đầu vào rất là cao. mà không phải bạn nào cũng đỗ được vào ngành tốt của trường Y. ngành của bác sĩ đa khoa, ngành của bác sĩ răng hàm mặt, đó là những ngành rất là hot. tuy nhiên thì bên cạnh ngành Y chúng ta cũng cần phải. tìm hiểu thêm, môn Sinh hay là khối B không chỉ dành cho lĩnh vực liên quan đến Y học. mà ngay trong lĩnh vực của Y học. thì nó cũng đã phân hóa ra rất nhiều ngành mới hiện nay. cùng với sự phát triển của xã hội thì cũng đã có rất nhiều ngành mới. thế ngay trong trường Y, đại học Y chẳng hạn. không nhất thiết em phải theo ngành bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt. em có thể chọn những ngành có điểm sàn thấp hơn. như là bác sĩ y học dự phòng. bác sĩ y học cổ truyền hay là những ngành liên quan lĩnh vực cử nhân như là.

Ngành dinh dưỡng, ngành khúc xạ nhãn khoa ngành điều dưỡng, ngành xét nghiệm, những ngành đó cũng rất có tương lai đối với khi làm việc cho các đơn vị thuộc lĩnh vực Y học nhất là ngày nay không chỉ có bệnh viện công, bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế sẽ mở lên và nó tìm kiếm những cái nhân sự, nguồn nhân lực chất lượng cao bên cạnh ngành Y đó thì chúng ta có thể các em học sinh cũng có thể lựa chọn những cái ngành khác như là công nghệ sinh học này hay là một trong số những ngành cũng rất là mới đó là ngành công nghệ môi trườngngành môi trường để có thể tham gia các hoạt động liên quan tới tài nguyên môi trường làm sao để có thể làm việc cho các cái tổ chức quốc tế,

Hay là một cái ngành rất hot. là ngành nông nghiệp công nghệ cao. hiện nay trường học viện Nông Nghiệp và rất nhiều các đơn vị khác. có đào tạo ngành nông nghiệp công nghệ cao. thậm chí là. các em sinh viên chưa học hết năm 4 đâu, chưa tốt nghiệp đâu. thì rất nhiều doanh nghiệp đã “đặt hàng” nhân sự trước rồi. hay là bên học viện Nông nghiệp có ngành Bác sỹ thú y chẳng hạn. thì đó cũng là một cái ngành rất là hay. khi mà em thích ngành Y nhưng mà em lại không thích người mà em lại thích thú y. thì để sau này có thể chăm sóc cho thú cưng. nhất là ở cái thời buổi ngày nay khi mà người ta rất cưng chiều thú nuôi của mình thì. việc cho thú cưng đi khám bác sỹ nó dần trở thành điều bình thường. và tương lai của nghề Bác sỹ thú y cũng rất là tốt. theo như những chia sẻ của thầy vừa rồi thì chúng ta có thể thấy là.

Có rất nhiều cơ hội rộng mở dành cho các bạn học sinh lựa chọn thi khối B. tuy nhiên thì chúng ta thấy được cái sự chênh lệch về điểm số. của các khoa ở trong trường đại học Y. cũng khá là lớn đúng không ạ. ví dụ như là khoa rănghàm-mặt hay là bác sĩ đa khoa thì điểm rất là cao. còn một số ngành như thầy vừa chia sẻ như là. khúc xạ nhãn khoa, hay là dinh dưỡng hoặc là y tế công cộng. vâng ạ thì điểm sẽ thấp hơn đúng không ạ. vậy thì cơ hội liệu rằng là nó có phụ thuộc vào điểm số không ạ?. câu hỏi này cũng là một câu hỏi rất thú vị. liệu cơ hội việc làm sau khi ra trường nó có phụ thuộc vào điểm đầu vào hay không. thì một trong số những cái nhìn chưa đúng lắm. khi chúng ta nhìn nhận về việc tương lai. đó là chúng ta lựa chọn những cái ngành mà điểm sàn cao nhất ấy. thì khi đó các em phải tham gia vào một quá trình chọn lọc rất khắc nghiệt để có thể trụ lại cái ngành đó.

Tuy nhiên có những ngành khác các em lại không để ý đến những cái ngành khác khi em thi đỗ vào ngành có điểm sàn thấp hơn nhưng khi em cố gắng nỗ lực vào ngành đó thì cơ hội của các em không thiếu ở bất kì lĩnh vực nào khi em giỏi nhất ở lĩnh vực đó thì cơ hội nó sẽ luôn rộng mở đối với các em đừng nghĩ rằng mình trượt Y Đa khoa mình phải xuống những nguyện vọng thấp hơn như là dinh dưỡng hay là bác sĩ y học dự phòng là mình mất đi tương lai không! các em đừng nghĩ như vậy khi các em đã được rơi xuống một cái nguyện vọng nhưng các em nỗ lực để vượt lên chính mình này học thật tốt này và trở thành một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đó thì tương lai của các em cũng rất là rộng mở cho nên không phải là bởi vì chúng ta không chỉ có một hướng đi mà chúng ta có nhiều hướng đi với mỗi hướng đi thì chúng ta cố gắng nỗ lực tốt nhất ở cái hướng đi đó thì tương lai chúng ta không phải là hẹp lại.

Một lời khuyên vô cùng bổ ích tức là các bạn học sinh hãy cố gắng giỏi nhất ở một lĩnh vực của mình, cơ hội của các bạn vẫn còn rất nhiều. chúng ta cũng biết rằng khối B là các bạn sẽ lựa chọn thi 3 môn Toán Hóa Sinh như vậy là không có ngoại ngữ. vậy thì với những bạn thi khối B này thì cơ hội để đi du học có lớn không ạ?. câu hỏi này chúng ta sẽ bắt đầu phân tích sự biến đổi của khối B trong giai đoạn hiện nay. bắt đầu từ năm 2020 thì cái. thì cái kì thi THPT Quốc Gia nó không còn nữa thay vào đó là kì thi Tốt nghiệp THPT. Và cái khối thi tổ hợp KHTN năm trước ấy. thì là Lý Hóa Sinh tách đầu điểm. và khi đó thì các trường đại học có thể lựa chọn những phân môn trong cái tổ hợp đấy để xét tuyển. ví dụ như trường đại học Y có thể lựa chọn các đầu điểm như Toán, Hóa, Sinh. có thể lấy thêm điều kiện môn Ngoại ngữ nữa nhưng mà chúng ta sẽ không nói ở đây.

Thế nhưng bắt đầu từ năm 2020 thì có một cái sự biến đổi cực kì quan trọng đó là. các em không chỉ học môn Sinh mà là môn tổ hợp KHTN Lý Hóa Sinh. vì vậy các em cũng phải đầu tư cả 3 môn Lý Hóa Sinh nếu như các em chọn theo cái Tổ hợp này. khi đó thì các trường có thể xét tuyển các tổ hợp như Toán, KHTN. một số trường yêu cầu điểm đầu vào Ngoại ngữ, ít nhất phải đạt điểm chuẩn. thì người ta có thể lựa chọn Ngoại ngữ để làm cái nền xét tuyển nữa. thế thì thầy khuyên là. trong cái quá trình học tập của mình các em vẫn nên dành thời gian để học, trang bị kiến thức thêm kĩ năng môn Ngoại ngữ. nhất là môn tiếng Anh. để phục vụ cho hoạt động học tập của mình. và sau này là công việc của mình. nhất là trong thế giới rộng mở hiện nay. ngay cả khi các em vào một trường đại học nào đó,. thì cái việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài.

Đặc biệt là các tài liệu bằng tiếng Anh sẽ hỗ trợ cho các em rất nhiều. về kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc học. và nó có thể mở rộng cho các em cơ hội để đi du học ở nước ngoài. và sau đó thì có thể mang kiến thức về phục vụ cho đất nước. và những chắc chắn là những lời chia sẻ vừa rồi của thầy Nguyễn Thành Công thì vô cùng hữu ích với các bạn học sinh sinh viên. và đặc biệt là các bạn lựa chọn thi chuyên ngành khối B. và một câu hỏi cuối cùng thôi, một câu hỏi mà đối với bất kì khách mời nào của JOB UP. Hà Thu cũng hỏi, và xin phép được gửi tới thầy câu hỏi cuối cùng của JOB UP ngày hôm nay. đó là đối với các bạn sắp sửa bước chân vào kì thi Đại học. và sắp sửa các bạn trở thành một tân sinh viên. thì các bạn nên chuẩn bị những gì cho kì thi sắp tới và đặc biệt là các bạn thi khối B năm nay. các bạn nên chuẩn bị cả tâm lí.

Cả về kiến thức, học vấn của mình như thế nào. và một câu hỏi tiếp theo đó là. với các bạn mà lựa chọn thi trường Y. thì nên có những lưu ý gì ạ. thứ nhất là đối với những thí sinh đang phải chuẩn bị cho kì thi THPT. giai đoạn tới thì. năm 2020 sẽ là năm 2k2 tham dự kì thi THPT. có thể nói là tuổi các em khá là “đen” khi mà phải chứng kiến khá nhiều biến động trong cuộc đời của mình. và đặc biệt năm nay chúng ta tham dự kì nghỉ Tết dài chưa từng có. và sau đó thì Bộ GDĐT lại có những thay đổi về khi thi mà các em không lường trước. và vì vậy chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh lại. đừng quá lo lắng, đừng quá hoang mang, đừng quá sợ hãi. mà chúng ta bình tĩnh để đánh giá lại học lực của mình. đó là học lực các môn tổ hợp KHTN. các bạn thi môn Sinh thường sẽ lựa chọn tổ hợp KHTN. thì các em phải đánh giá lại kiến thức 3 môn Lý, Hóa, Sinh.

Đặc biệt là môn Lý vì thường là các em sẽ tập trung 3 môn Toán Hoá Sinh. còn môn Lý hơi bị bỏ bê. còn các bạn khối A chẳng hạn thì lại thường bỏ bê môn Sinh. vì vậy trong cái thời gian này các em bình tĩnh rà soát lại hệ thống kiến thức của mình đặc biệt là các môn các em đang bỏ bê. chúng ta xem lại những kiến thức cơ bản để lấy lại gốc. chỉ còn 3 tháng nữa thôi, việc quan trọng là phải lấy lại gốc, đừng để 2 môn kia nó “gánh team” môn còn lại. trong cái bài thi KHTN. khi chúng ta lấy lại gốc rồi thì chúng ta sẽ có thể tự tin hơn trong quá trình làm bài thi. và sau khi thi thì chúng ta cũng phải nghiên cứu kĩ các trường đại học xét tuyển như thế nào. các trường đại học xét tuyển ra làm sao. thi riêng như thế nào để chúng ta có biện pháp thích nghi kịp thời. và sau đó thì chúng ta trang bị những kĩ năng, kĩ năng đơn giản nhất là kĩ năng ngoại ngữ.

Để chuẩn bị vào trường đại học. và các kĩ năng khác trong trường đại học, các em có thể tham gia những cái khóa học. như khóa học làm việc nhóm hay là khóa học MC. như là MC Hà Thu này có thể sẵn sàng giúp đỡ các em. để các em có thể có cái kĩ năng nói trước đám đông tốt hơn. đó là kĩ năng rất quan trọng đối với công việc của mỗi người sau này. và cuối cùng thầy chỉ muốn nói với các em là gì. một trong những câu châm ngôn mà thầy thích thú nhất đó là. các em hãy cố gắng tạo cho mình những giá trị thích nghi. và khi các em có giá trị thích nghi thì các em hoàn toàn có thể được chọn lọc vào bất kì môi trường nào mà các em mong muốn. đừng để chọn lọc đào thải chính mình. vâng ạ và trong bất kì khó khăn nào cũng tiềm ẩn những cơ hội đúng không ạ. và em thấy là các bạn 2k2 năm nay thì mặc dù thầy chia sẻ các bạn khá đen.


https://youtu.be/TIUXRcw9Sc0JOB UP 02: Định hướng nghề nghiệp khối B | MC Hà Thu
Chào đón các bạn đã quay trở lại với talkshow JOB UP. Talkshow định hướng nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh sinh viên. và với mỗi số JOB UP thì Hà Thu sẽ mời tới một vị khách mời rất đặc

Leave a Comment