BEHIND THE BRIDES #9 – 10 CÂU HỎI thường gặp nhất với nghề "WEDDING PLANNER"
Xin chào tất cả các bạn!. Chào mừng mọi người đã quay trở lại với kênh YouTube BEHIND THE BRIDES của Giang. Và trong số lần này thì chủ đề của Giang sẽ là:.
BEHIND THE BRIDES #9 – 10 CÂU HỎI thường gặp nhất với nghề "WEDDING PLANNER"
Xin chào tất cả các bạn!. Chào mừng mọi người đã quay trở lại với kênh YouTube BEHIND THE BRIDES của Giang. Và trong số lần này thì chủ đề của Giang sẽ là:. 10 CÂU HỎI GIANG THƯỜNG ĐƯỢC HỎI NHẤT LIÊN QUAN ĐẾN NGHỀ WEDDING PLANNER. Ôiiii thế là mình đã ở nhà được 20 ngày rồi. Và Giang thì rất là nhớ công việc, nhớ rất là nhiều. Cho nên là hôm nay thì mình quyết định là sẽ làm một chiếc video clip liên quan đến nghề. Thực ra trong quá trình mà mình chia sẻ những cái câu chuyện về nghề, kỉ niệm về nghề. rồi những cái góc khuất và kể cả những câu chuyện hậu trường về nghề wedding planner, về đám cưới, về thị trường cưới. thì có rất là nhiều các bạn trẻ có gửi lại các câu hỏi cho Giang. Và Giang nghĩ là hôm nay thì nhân ngày rất nhớ nghề,. thì mình sẽ làm một cái clip ngắn ngắn về 10 CÂU HỎI mà Giang thường được hỏi nhất LIÊN QUAN ĐẾN NGHỀ WEDDING PLANNER.
Và bây giờ thì chúng mình hãy cùng vào việc!. Câu hỏi đầu tiên là câu hỏi mà Giang được hỏi nhiều nhất. không phải chỉ đến từ các bạn mà quan tâm đến nghề nghiệp wedding planner ở trên mạng xã hội. mà còn với cả tất cả các khách hàng này, đối tác này,. và rất là nhiều các phụ huynh, cũng như là các bạn bè, người thân, người quen của khách hàng trong cái quá trình mà Giang làm việc. Đấy chính là: NGHỀ WEDDING PLANNER LÀ LÀM NHỮNG GÌ?. Có rất nhiều định nghĩa trên mạng. Giang nghĩ là các bạn có thể Google để có thể có những cái nhìn đa chiều về nghề. Nhưng mà để cho Giang định nghĩa. thì nghề WEDDING PLANNER của Giang chính là QUẢN LÝ DỰ ÁN. Nếu như mà coi đám cưới là một dự án. và thật ra thì nó là một dự án rất quan trọng của đời người. thì cái việc mà chính của wedding planner đấy chính là quản lý dự án đấy giúp cho cô dâu chú rể.
Làm sao để mà dự án của mình đạt được cái hiệu quả cao nhất, tốt nhất. kể cả về chi phí, về hình ảnh cũng như là để giảm thiểu căng thẳng cho cô dâu chú rể & gia đình trong cái quá trình lên kế hoạch & tổ chức đám cưới. Câu hỏi thứ 2 đấy là CÓ KHÓA ĐÀO TẠO NÀO DÀNH CHO NGHỀ WEDDING PLANNER KHÔNG?. Giang tin là hiện nay ở Việt Nam thì chưa có một khóa đào tạo nào gọi là “chuyên nghiệp” và hiệu quả dành cho nghề wedding planner. Ở Mỹ và các thị trường phát triển khác. các thị trường mà ngành cưới là ngành công nghiệp nhiểu tỷ đô. thì có rất là nhiều các khóa học liên quan đến nghề wedding planner. Giang tin là bởi vì mỗi thị trường nó sẽ có một cái đặc thù khác nhau. và bản thân là thị trường cưới Việt Nam hiện nay vẫn còn đang tụt hậu rất là xa so với lại các thị trường phát triển khác. cho nên là khi mà mình học thì mình cũng chỉ nên lấy đó là một cái sự để tham khảo thôi.
Và nhìn thấy những cái cơ hội thôi chứ còn mình không nên phụ thuộc quá nhiều vào những cái kiến thức mà các bạn được học. bởi vì có thể là nó sẽ không thực sự áp dụng được vào thị trường Việt Nam. Cái cách tốt nhất mà Giang tin là để học đấy chính là qua công việc, qua kinh nghiệm thực tế. Câu hỏi thứ 3 đấy là MẤT BAO NHIÊU LÂU ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT WEDDING PLANNER CHUYÊN NGHIỆP?. Giang có một cái bài viết liên quan đến cái câu hỏi này ở trên Facebook Page BEHIND THE BRIDES, Giang sẽ để link ở dưới. Đấy là thường í thì quan điểm của Giang đấy là các bạn mất tối thiểu là khoảng tầm 3 năm kinh nghiệm. hoặc là tối thiểu là các bạn phải tham dự 30 dự án để bắt đầu có thể đứng lead một cái dự án nhỏ thôi trước. và sau đấy thì mình mới bắt đầu tăng dần cái độ khó của dự án lên. Và thật ra thì Giang quan điểm là, Giang biết là có rất nhiều bên là khi các bạn đi làm được khoảng một vài tháng thì các bạn đã được đẩy ra để làm đứng dự án rồi.
Việc này nó rất là nguy hiểm bởi vì là đám cưới dù sao đi chăng nữa cũng là ngày trọng đại và chỉ xảy ra một lần. cho nên là rất cần những người có kinh nghiệm để có thể hỗ trợ cô dâu chú rể một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà nếu như các bạn thực sự quan tâm đến nghề này thì hãy bình tĩnh với nó một chút. và hãy tự cho mình cái thời gian để mình có thể học tập & phát triển kỹ năng cá nhân. trước khi mà mình tự tin đứng một cái dự án nào đó. Câu hỏi số 4 đấy là CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT WEDDING PLANNER CHUYÊN NGHIỆP?. Hình như Giang cũng có một bài viết liên quan đến vấn đề này ở trên BEHIND THE BRIDES. Nhưng mà để mà phân biệt thì Giang nghĩ là thứ nhất là chúng ta sẽ phân biệt là nó sẽ có KỸ NĂNG CẦN & KỸ NĂNG ĐỦ . Điều kiện CẦN đấy chính là, Giang nghĩ là phải có 2 yếu tố. Thứ nhất là các bạn cần có một cái GU THẨM MỸ TỐT để mà mình có thể phân biệt được thế nào là đẹp, thế nào là không đẹp.
Thế nào là phù hợp, thế nào là không phù hợp. Cái việc mà có gu thẩm mỹ tốt này nó sẽ giúp cho các bạn và bản thân cô dâu sẽ có một đám cưới mà rất hiệu quả về vấn đề hình ảnh. Bởi vì khi mà mình có thẩm mỹ tốt thì mình sẽ kiểm soát được những vấn đề liên quan đến hình ảnh một cách tốt hơn. ĐIỀU KIỆN CẦN thứ 2 đấy chính là KHẢ NĂNG QUẢN LÝ. Cái kỹ năng quản lý thời gian này và quản lý đầu mục công việc là hai cái kỹ năng quản lý quan trọng nhất mà các bạn cần có. Bởi vì như Giang nói là với Giang thì wedding planner là quản lý dự án đám cưới. Chính vì vậy cho nên là cái kỹ năng quản lý dự án liên quan đến thời gian và công việc í, nó là hai cái quan trọng nhất. để mà các bạn có thể giúp cho cô dâu chú rể có một dự án nó trôi chảy và ít căng thẳng nhất có thể. Còn ĐIỀU KIỆN ĐỦ thì Giang tin là với Giang thì đó là ĐẠO ĐỨC.
Mình phải là một người làm nghề có tâm bởi vì đám cưới chỉ xảy ra một lần thôi vì thế nên là cô dâu chú rể bản thân họ cũng là một người không hề có kinh nghiệm gì cả Và chính vì không có kinh nghiệm nên các bạn í sẽ không thể biết được thế nào là tốt hoặc thế nào phù hợp với các bạn í Đấy chính là lý do vì sao mà wedding planner cần phải đóng vai trò như một người quản lý dự án nhưng mà cũng phải là một người bạn để mà cô dâu chú rể có thể tin cậy và sẽ chia sẻ với các bạn í những thứ mà mình tin là tốt nhất cho các bạn í Việc này thì thật ra rất khó để kiểm soát thế nào là có tâm thế nhưng mà Giang tin nếu như chúng ta làm theo cái
Tức là mình nhìn những dự án của khách hàng như chính dự án của mình. thì khi đó mình sẽ có những cái tư vấn nó thật tâm nhất và sát nhất với lại mong muốn cũng như là khả năng của cô dâu chú rể. Câu hỏi tiếp theo đấy là LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU?. Giang nghĩ là đây là một câu hỏi mà Giang được hỏi rất là nhiều, là làm thế nào để bắt đầu nghề wedding planner. Thật ra mỗi người có một câu chuyện khác nhau. Câu chuyện của Giang thì rất là tình cờ. Tức là kiểu, khi mà mình bắt đầu với nghề wedding planner thì mình không hề xác định là mình sẽ bắt đầu việc đấy. Mình chỉ coi nó như một cái dự án để cứu mình ra khỏi khủng hoảng thôi. Nhưng mà Giang tin là cái cách tốt nhất để bắt đầu trở thành wedding planner. đấy là mình sẽ tìm các cái cơ hội việc làm ở trong các team wedding planner chuyên nghiệp hiện nay trong thị trường.
Giang biết là với thị trường hiện nay thì cái việc mà tìm được việc là rất là khó. Vì thế, nếu như các bạn chưa tìm được việc ngay thì chúng ta có thể thử bằng cách là giúp đỡ mọi người xung quanh chuẩn bị đám cưới của họ. để xem thực sự mình có thích cái công việc chuẩn bị đấy không. Đôi khi thì đối với lại các cái hình dung về dự án, về kinh nghiệm, về nghề nó sẽ rất là khác nhau. trước & sau khi các bạn thực sự tham gia một đám cưới. Vì thế Giang tin là đây là một trong những cái cách hiệu quả nhất để mình có thể bắt đầu. Câu hỏi số 6 đấy là ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT TỪ NGHỀ?. Thật ra là với Giang, Giang nghĩ mà mỗi người thì sẽ có một cái mong ước khác nhau đối với lại một nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Hồi đầu thì Giang nghĩ là đối với Giang, từ đầu đến bây giờ, thì cái việc hạnh phúc nhất đấy chính là cái việc là mình được tham gia.
Mình được giao trọng trách một ngày đặc biệt nhất của hai người và hai gia đình trong đời. một trong những ngày đặc biệt nhất. Chính vì vậy cho nên là mỗi khi mà họ nhớ lại đến ngày cưới của họ, họ sẽ nhớ đến mình. Và bằng cách nào đấy thì mình sẽ được tiếp xúc với rất là nhiều cô dâu chú rể và những gia đình đặc biệt, những bố mẹ rất là giỏi. và mình học được rất là nhiều từ việc đấy. Và vì họ luôn nhớ về mình như một kỷ niệm vui cho nên là sau đám cưới thì mình trở thành bạn của rất là nhiều khách hàng cũ. và việc đấy nó làm cho mình vui hơn tất thảy mọi thứ giá trị vật chất mà nghề mang lại cho mình, thực sự là như vậy. Câu hỏi số 7 là ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TỔ CHỨC SỰ KIỆN BÌNH THƯỜNG VÀ CƯỚI?. Có rất là nhiều các bạn mà bình thường hay, tức là làm cái công việc tổ chức sự kiện và sau đấy thì chuyển sang cưới, hoặc là có tham gia làm một vài đám cưới.
Và Giang nghĩ là hai cái này thì nó về bản chất, tính chất là nó rất là khác nhau. Thực ra nó khác nhau bản thân ở cái tính chất sự kiện mà các bạn đang lên kế hoạch và quản lý. Bởi vì đối với các sự kiện bình thường thì cái việc mà sai sót hoặc là nếu mà có phát sinh thì nó cũng sẽ có thể xảy đến được. Nếu như mà chẳng may nó có nhỡ không được hoàn hảo thì chúng ta hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm để mà cái sự kiện tiếp theo được tổ chức. Còn đối với cưới thì cái việc mà có thể tổ chức lại í là việc hoàn toàn không thể xảy ra được nữa. Chính vì vậy nên mọi thứ nó đều phải hoàn hảo. Cái khác thứ hai đấy chính là hầu hết đối với các sự kiện thông thường thì nếu mà nó là các sự kiện doanh nghiệp. thì cái khách hàng của bạn là một tổ chức, một doanh nghiệp. Chứ còn đối với sự kiện cưới thì nó là một cá nhân.
Chính vì vậy nên đối với các sự kiện doanh nghiệp thì chúng ta sẽ có những cái cách khác nhau để làm sự kiện đấy. cũng như là họ cũng sẽ có những cái barem liên quan đến kinh phí, liên quan đến những cái mong muốn, liên quan đến những hình dung của họ về sự kiện. Họ sẽ phải kiểm duyệt rất là nhiều, thời gian làm nó sẽ lâu hơn. Nhưng đối với sự kiện cưới thì mình lại cần một cái set kỹ năng khác để có thể làm việc trực tiếp với lại cô dâu chú rể. để mà mình có thể thân thiết hơn, để mà mình có thể hiểu được những mong muốn cá nhân hơn. và biến những cái mong muốn cá nhân đấy thành những thứ mà rất là đẹp và ý nghĩa. Câu hỏi số 8 đấy chính là KHÓ KHĂN NHẤT CỦA NGHỀ?. Thật ra là đây là một nghề rất là mới, và nó mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam khoảng 15 năm thì nó còn rất là nhiều khó khăn. Nhưng mà Giang nghĩ là với Giang í, thì cái khó khăn nhất đấy là cái việc mà làm thế nào để có một cái worklife balance, cái sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hàng ngày.
Ít nhất là trong khoảng thời gian đầu, khi mình bắt đầu công việc. Như các bạn biết rồi, đám cưới thì hiện nay ở Việt Nam, mùa cưới nó sẽ kéo dài khoảng tầm 6 tháng, cao điểm nhất là từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm. Và sau đấy thì sẽ có một mùa rất là rảnh, là vào mùa hè khoảng từ tháng 6 cho đến hết tháng 8. Thì trong cái khoảng thời gian bận í, thực sự là nó rất là căng thẳng bởi vì là dự án nó nối dự án, số lượng ngày đẹp rất là ít. cho nên là cái việc mà mình cần phải nỗ lực hết sức để mà đảm bảo cái tiến độ của công việc í, là rất quan trọng. Chính vì thế nên cái khả năng mà mình bị burn out, bị quá tải trong cái quá trình đấy là rất là dễ. Và mình phải thực sự tìm được một cái cách nào đấy để mà có thể cân bằng cái trạng thái công việc và cuộc sống cá nhân . Nếu không í, thì rất là dễ xuống sức.
Và đây là kinh nghiệm của Giang trong 3 năm, từ hồi 2017 đến hết 2019 thì đấy thực sự là 3 năm mà Giang làm việc cực kỳ quá kinh khủng. và sức khỏe của mình nó đi xuống một cách nhìn thấy. Đến năm 2020 thì cũng nhờ COVID nên là mình cũng đã tìm được một cái cách để có thể cân bằng được cái công việc và cuộc sống hơn. thì mình thấy là cái sức khỏe của mình nó thay đổi rất là nhiều. Giang nghĩ là đây là một trong những cái mà chúng ta cần phải quan tâm nhất hiện nay. đấy chính là vấn đề liên quan đến sức khỏe. Rồiiii câu hỏi số 9 cũng là một câu hỏi cực kì nhiều bạn hỏi đấy là F LAB CÓ ĐANG ĐĂNG TUYỂN KHÔNG?. Thật ra thì mỗi năm í, Giang đều cố gắng sẽ có thể có thêm 1 hoặc 2 thành viên mới ở trong công ty. Thế nhưng mà do điều kiện hiện nay liên quan đến dịch í, thì năm nay bọn mình chỉ có thể thêm 1 bạn thôi.
Và bọn mình đã tình cờ là đã tìm được 1 bạn rất là phù hợp là Châu, là em gái của 1 cô dâu cũ của Giang. Hầu hết tất cả các cái lần tuyển người của F Lab đều là như thế. Nghĩa là bọn mình đang cần tuyển thì sẽ có một vài CV gửi đến, chắc là gửi đến một cách tình cờ thôi. Các bạn ấy thích công việc và tự chủ động gửi CV sang. Sau đấy thì vì do cái đợt đấy mình trùng hợp là OK, mình đang chuẩn bị tuyển,. thế là mình sẽ mời các bạn í phỏng vấn và somehow là mình tìm được. Thế nên nếu như các bạn đang quan tâm đến việc tuyển dụng thì các bạn có thể gửi CV về email info@theflab.co. Nếu như mà thực sự có một cái vị trí phù hợp và đúng thời gian tuyển của F Lab thì bọn mình sẽ liên hệ. Câu hỏi cuối cùng là: NẾU NHƯ KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM THÌ CÓ THỂ TRỞ THÀNH WEDDING PLANNER KHÔNG?. Thật ra thì nếu chưa có kinh nghiệm thì các bạn hoàn toàn có thể thử xin vào các công ty cung cấp dịch vụ wedding planning.
Hoặc là như Giang vừa nói ở trên là mình có thể thử giúp các bạn bè, người thân của mình tìm hiểu & tổ chức đám cưới cho chính họ. Đây là một nghề nghiệp mà Giang nghĩ là nghề nghiệp gì thì cũng sẽ bắt đầu bằng con số 0 hết. kể cả là các bạn làm marketing hay các bạn làm tài chính thì cũng đều phải bắt đầu từ con số 0. Thế nhưng mà, như Giang nói, chúng ta sẽ cần thời gian để có thể trở thành một wedding planner chuyên nghiệp. chứ không phải là ngay lập tức từ dự án đầu tiên, các bạn đã có thể đứng lead dự án. Bởi vì thật ra là dù đám cưới nó là một sự kiện cá nhân nhưng nó có rất là nhiều bước. và rất nhiều cái đầu mục công việc, cũng như là yêu cầu cho mỗi đầu mục. Thế cho nên là cái việc các bạn có kinh nghiệm, có trải nghiệm là cái việc quan trọng nhất. để mà mình có thể tăng cái khả năng quản lý thời gian và cả khả năng quản lý công việc của mình lên.
Cũng hơn nữa là nếu mà trong thời gian, sau một thời gian thì các bạn có thể tự tạo cho mình cái phần kinh nghiệm liên quan đến những cái human skills. thì mình có thể nói chuyện với khách hàng hoặc là đối tác một cách thuần thục và tự tin hơn. Chính vì thế nên là không có kinh nghiệm thì các bạn vẫn có thể có cơ hội để vào ngành. Nhưng mà các bạn sẽ cần thời gian để trở thành một wedding planner chuyên nghiệp. Trên đây là 10 câu hỏi mà Giang hay được hỏi nhất liên quan đến nghề wedding planner. Nếu như các bạn còn câu hỏi gì khác thì mình có thể để lại một comment ở phía dưới cho Giang. Rất hy vọng là dịch sẽ sớm qua mau để mà mình có thể quay trở lại với công việc. Giang tin là sau khi COVID diễn ra thì sẽ không còn cái gì có thể quay trở lại giống hệt như trước khi COVID nữa. Nhưng mà như Giang có nói rồi, là con người là một trong những loài mà dễ thích nghi nhất.
https://youtu.be/z_kL7ZsEw38BEHIND THE BRIDES #9 – 10 CÂU HỎI thường gặp nhất với nghề "WEDDING PLANNER"
Xin chào tất cả các bạn!. Chào mừng mọi người đã quay trở lại với kênh YouTube BEHIND THE BRIDES của Giang. Và trong số lần này thì chủ đề của Giang sẽ là:.